Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 11 3, 2019

5 lợi ích về sức khỏe khi tham dự Thánh Lễ

Hình ảnh
Thiên Chúa không cần ta đến nhà thờ vì lợi ích cho bản thân Người, đó là vì lợi ích cho chúng ta. Ta biết rằng tham dự Thánh lễ thì tốt cho linh hồn, nhưng bạn có biết nó có thể có những lợi ích khác nữa? Có ít nhất là 5 lợi ích về sức khoẻ mà bạn có thể cảm nhận được nếu bạn thường xuyên đến nhà thờ dự Thánh lễ. 1. Ngủ ngon hơn Bạn bị mất ngủ? Thay vì dùng thuốc an thần, bạn hãy xem xét đặt việc đến nhà thờ dự lễ vào lịch trình hằng ngày của mình. Một nghiên cứu gần đây của Tổ chức Ngủ Quốc gia (National Sleep Foundation) của Mỹ cho thấy có sự liên quan giữa giấc ngủ ngon và việc đến nhà thờ. Tác giả nghiên cứu cho biết: “Những người trưởng thành thực hành tôn giáo nhiều hơn có khuynh hướng có giấc ngủ khoẻ hơn so với những người ít quan tâm tôn giáo.” Nghiên cứu cũng cho biết thêm rằng: thực hành tôn giáo có thể hạn chế các kích thích về thần kinh, hoá học và sinh lý do tâm lý nặng nề, sử dụng chất kích thích và áp lực cuộc sống. 2. Giảm nguy cơ trầm cảm và tự

Danh hiệu vị lãnh đạo của Hội Thánh Công Giáo

Hình ảnh
Hỏi: Ngoài danh hiệu Đức Giáo Hoàng và Đức Thánh Cha, vị lãnh đạo của Hội Thánh Công Giáo còn có danh hiệu nào không? Trả lời: Trong tiếng Việt, vị lãnh đạo của Hội Thánh Công Giáo được gọi bằng nhiều danh xưng: Đức Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha, Đức Giáo chủ (Đức Giáo tông). Có lẽ, chỉ có danh hiệu “Đức Thánh Cha” là dịch sát với các tiếng Âu châu hơn hết (Saint Père, Holy Father, Sancto Padre). Trong tiếng La-tinh, người ta còn gán cho Đức Thánh Cha những danh hiệu khác nhau như: Episcopus Ecclesiae Catholicae, Romanus Pontifex, Papa, Sedes Apostolica, Servus servorum Dei, Vicarius Petri, Vicarius Christi, Caput Ecclesiae, Sua Sanctitas. Những danh hiệu này có ý nghĩa gì? Episcopus Ecclesiae Catholicae Ở cuối công thức ban hành các văn kiện của Công Đồng Va-ti-ca-nô II, Đức Phao-lô VI ký tên với danh hiệu này. Nếu dịch ra tiếng Việt, thì nó có nghĩa là Ngài là “Giám mục của toàn thể Hội Thánh Công Giáo”, nhưng Ngài không sử dụng nghĩa đó, mà sử dụng nghĩa “Gi