Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 10 20, 2019

Những người phụ nữ trong gia phả của Mát-thêu

Hình ảnh
Hỏi: Tại sao gia phả Đức Giê-su trong Tin Mừng Mát-thêu lại có 4 người phụ nữ? Họ là ai? Trả lời: Chúng ta nói đến 4 người phụ nữ trong gia phả của Đức Giê-su theo Tin Mừng Mát-thêu. Đó là các bà Ta-ma, Ra-kháp, Rút và Bát Se-va (mà theo thói quen người Do-thái không đưa người phụ nữ vào gia phả).  Tuy nhiên, tác giả cũng có nói đến Đức Ma-ri-a. Như thế, chúng ta có thể chia 5 người phụ nữ trong gia phả thành 2 nhóm: 4 người phụ nữ và Đức Ma-ri-a. Trước hết, chúng ta tìm hiểu xem nhóm 4 người phụ nữ này là ai? Bà Ta-ma Bà là con dâu của ông Giu-đa và là vợ của ông He. Ông He chết mà không con. Theo luật Do-thái, thì ông O-nan, em ông He, phải lấy người chị dâu (Đnl 25,5-10; Ds 36), nhưng ông không làm và phải chết (ngày nay người ta gọi lấy tên ông đặt cho tội ông phạm xuất tinh ngoài âm đạo: Onanism). Mà ông Giu-đa cũng không cho đứa con trai kế tiếp lấy Ta-ma, vì sợ con trai mình cũng chết như các anh. Nhưng vì muốn có con cho người chồng đã chết,

Gia phả Đức Giê-su theo thánh Mát-thêu (Mt 1,1-17)

Hình ảnh
Hỏi: Đâu là mục đích và ý nghĩa gia phả của Đức Giê-su theo thánh Mát-thêu? Trả lời: Trước hết, chúng ta hãy đọc lại đoạn Tin Mừng này: Mt 1,1-17 1,1  Đây là gia phả Đức Giê-su Ki-tô, con cháu vua Đa-vít, con cháu tổ phụ Áp-ra-ham : 2  Ông Áp-ra-ham sinh I-xa-ác ; I-xa-ác sinh Gia-cóp ; Gia-cóp sinh Giu-đa và các anh em ông này ;  3  Giu-đa ăn ở với Ta-ma sinh Pe-rét và De-rác ; Pe-rét sinh Khét-xơ-ron ; Khét-xơ-ron sinh A-ram ;  4  A-ram sinh Am-mi-na-đáp ; Am-mi-na-đáp sinh Nác-son ; Nác-son sinh Xan-môn ;  5  Xan-môn lấy Ra-kháp sinh Bô-át ; Bô-át lấy Rút sinh Ô-vết ; Ô-vết sinh Gie-sê ;  6  ông Gie-sê sinh Đa-vít. Vua Đa-vít lấy vợ ông U-ri-gia sinh Sa-lô-môn ;  7  Sa-lô-môn sinh Rơ-kháp-am ; Rơ-kháp-am sinh A-vi-gia ; A-vi-gia sinh A-xa ;  8  A-xa sinh Giơ-hô-sa-phát ; Giơ-hô-sa-phát sinh Giô-ram ; Giô-ram sinh Út-di-gia ;  9  Út-di-gia sinh Gio-tham ; Gio-tham sinh A-khát ; A-khát sinh Khít-ki-gia ;  10  Khít-ki-gia sinh Mơ-na-se ; Mơ-na-se sinh A-môn ;

Gia phả Đức Giê-su theo thánh Lu-ca (Lc 3,23-38)

Hình ảnh
Hỏi Đâu là mục đích và ý nghĩa nơi gia phả của Đức Giê-su theo thánh Lu-ca? Trả lời: Trước hết, chúng ta hãy đọc lại đoạn Tin Mừng này: Lc 3,23-38 3,23   Khi Đức Giê-su khởi sự rao giảng, Người trạc ba mươi tuổi. Thiên hạ vẫn coi Người là con ông Giu-se. Giu-se là con Ê-li, 24   Ê-li con Mát-tát, Mát-tát con Lê-vi, Lê-vi con Man-ki, Man-ki con Gian-nai, Gian-nai con Giô-xếp. 25   Giô-xếp con Mát-tít-gia, Mát-tít-gia con A-mốt, A-mốt con Na-khum, Na-khum con Khét-li, Khét-li con Nác-gai. 26   Nác-gai con Ma-khát, Ma-khát con Mát-tít-gia, Mát-tít-gia con Sim-y, Sim-y con Giô-xếch, Giô-xếch con Giô-đa. 27   Giô-đa con Giô-kha-nan, Giô-kha-nan con Rê-sa, Rê-sa con Dơ-rúp-ba-ven, Dơ-rúp-ba-ven con San-ti-ên. San-ti-ên con Nê-ri, 28   Nê-ri con Man-ki, Man-ki con Át-đi, Át-đi con Cô-xam, Cô-xam con En-mơ-đam, En-mơ-đam con E. 29   E con Giê-su, Giê-su con Ê-li-e-de, Ê-li-e-de con Giô-rim, Giô-rim con Mát-tát, Mát-tát con Lê-vi. 30   Lê-vi con Si-mê-ôn, Si-mê-ôn con Gi

Sự khác biệt nơi hai gia phả Mát-thêu và Lu-ca

Hình ảnh
Hỏi: Trong 4 cuốn sách Tin Mừng, chỉ có Tin Mừng theo thánh Mát-thêu và Lu-ca là có nói đến gia phả của Đức Giê-su. Tuy nhiên, hai gia phả đó lại khác nhau. Vậy ý nghĩa mà các tác giả muốn nhắm đến là gì? Trả lời: Quả thật, chỉ có Tin Mừng Mát-thêu (Mt 1,1-17) và Lu-ca (Lc 3,23-38) là liệt kê gia phả Đức Giê-su. Tuy nhiên, hai giả phả này lại khác nhau từ cách thức liệt kê cũng như số lượng các nhân vật có trong gia phả. Sau đây, chúng ta cùng xem bảng so sánh rất lý thú: Gia phả theo Mát-thêu Gia phả theo Lu-ca Số lượng nhân vật trong gia phả 42 77 Cấu trúc gia phả A sinh B, B sinh C,… A con B, B con C,… Nhân vật đầu gia phả Tổ phụ Áp-ra-ham Đức Giê-su Nhân vật cuối gia phả Giu-se + Giê-su Thiên Chúa Số lượng nhân vật trong gia phả : 42 = 2 x 3 x 7; 77 = 11 x 7. Ý nghĩa, bên cạnh những con số không hoàn hảo (2; 3

Nét đặc trưng của Tin Mừng Chúa Giê-su theo thánh Lu-ca

Hình ảnh
Hỏi: Đâu là nét đặc trưng căn bản của Tin Mừng Chúa Giê-su theo thánh Lu-ca? Trả lời: Nét đặc trưng căn bản của Tin Mừng Chúa Giê-su theo thánh Lu-ca: -          Hình thái văn chương: Dụ ngôn -          Mục đích:       Vì viết cho dân ngoại và những người nghèo, người bị bỏ rơi, những người bên lề xã hội nên tác giả muốn diễn tả khuôn mặt giàu lòng thương xót của Thiên Chúa. Như vậy, Tin Mừng Lu-ca còn được gọi là Tin Mừng của Lòng Thương Xót. Trong Tin Mừng này, Đức Giê-su chính là hiện thân Lòng Thương Xót của Thiên Chúa Cha. Đức tin Công Giáo

Nét đặc trưng của Tin Mừng Chúa Giê-su theo thánh Mác-cô

Hình ảnh
Hỏi: Đâu là nét đặc trưng căn bản của Tin Mừng Chúa Giê-su theo thánh Mác-cô? Trả lời: Nét đặc trưng căn bản của Tin Mừng Chúa Giê-su theo thánh Mác-cô: -          Hình thái văn chương: Phép lạ (Độc đáo nhất trong các sách Tin Mừng) -           Mục đích:      Tác giả muốn minh chứng Đức Giê-su là Đấng Ki-tô và là Con Thiên Chúa. Mục đích này được nêu rõ ngay câu đầu tiên của Tin Mừng Mác-cô. -          Điểm quy chiếu: o    Mc 1,1: Khởi đầu Tin Mừng Đức Giê-su Ki-tô, Con Thiên Chúa §   Đức Giê-su: một con người lịch sử, chứ không phải tưởng tượng §   Ki-tô (tiếng Do-thái là Mê-si-a): người được xức dầu để thi hành sứ vụ được Thiên Chúa ủy thác §   Con Thiên Chúa: nguồn gốc thần linh o    Mc 8,29: Thầy là Đấng Ki-tô. Lời tuyên xưng của thánh Phê-rô ở câu này đã chia Tin Mừng thành hai phần: §   Phần đầu là minh chứng Đức Giê-su là Đấng Ki-tô (Mc 1,1-8,29) §   Phần hai là minh chứng Đức Giê-su là Con Thiên Chúa (Mc 8,30-16,20) o    Mc

Nét đặc trưng của Tin Mừng Chúa Giê-su theo thánh Mát-thêu

Hình ảnh
Hỏi: Đâu là nét đặc trưng căn bản của Tin Mừng Chúa Giê-su theo thánh Mát-thêu? Trả lời: Nét đặc trưng căn bản của Tin Mừng Chúa Giê-su theo thánh Mát-thêu: -                 Hình thái văn chương:   Bài giảng -           Mục đích:     Vì độc giả là những người gốc Do-thái nên tác giả muốn minh chứng Đức Giê-su là Mô-sê mới, bằng cách đối chiếu 5 bài giảng của Chúa Giê-su với Bộ Ngũ Thư của ông Mô-sê. -          Điểm quy chiếu: 5 bài giảng o    Bài giảng Trên Núi (chương 5-7): Nói về Căn Tính của người môn đệ Chúa Ki-tô. Nói cách khác, người môn đệ là người như thế nào? o    Bài giảng về Truyền Giáo (chương 10): Nói về Sứ Mạng của người môn đệ, nghĩa là người môn đệ Chúa Ki-tô phải làm gì? o    Bài giảng bằng Dụ Ngôn (chương 13): 7 dụ ngôn đều bắt đầu bằng điệp khúc: “Nước Trời giống như…”. Đây là chất liệu cho cuộc Loan Báo Tin Mừng. o    Bài giảng về Giáo Hội (chương 18): Nói về đời sống cộng đoàn, bằng cách đưa ra những vấn nạn và cách