Sự khác biệt nơi hai gia phả Mát-thêu và Lu-ca


Hỏi:
Trong 4 cuốn sách Tin Mừng, chỉ có Tin Mừng theo thánh Mát-thêu và Lu-ca là có nói đến gia phả của Đức Giê-su. Tuy nhiên, hai gia phả đó lại khác nhau. Vậy ý nghĩa mà các tác giả muốn nhắm đến là gì?



Trả lời:
Quả thật, chỉ có Tin Mừng Mát-thêu (Mt 1,1-17) và Lu-ca (Lc 3,23-38) là liệt kê gia phả Đức Giê-su. Tuy nhiên, hai giả phả này lại khác nhau từ cách thức liệt kê cũng như số lượng các nhân vật có trong gia phả.

Sau đây, chúng ta cùng xem bảng so sánh rất lý thú:


Gia phả theo Mát-thêu
Gia phả theo Lu-ca
Số lượng nhân vật trong gia phả
42
77
Cấu trúc gia phả
A sinh B, B sinh C,…
A con B, B con C,…
Nhân vật đầu gia phả
Tổ phụ Áp-ra-ham
Đức Giê-su
Nhân vật cuối gia phả
Giu-se + Giê-su
Thiên Chúa

Số lượng nhân vật trong gia phả:

42 = 2 x 3 x 7; 77 = 11 x 7. Ý nghĩa, bên cạnh những con số không hoàn hảo (2; 3; 11) thì có một con số hoàn hảo (7 – quan niệm của người Do-thái, số 7 là số hoàn hảo); bên cạnh những con người tội lỗi thì có một con người hoàn hảo (Đức Giê-su).
Như thế, cả hai gia phả đều khẳng định Đức Giê-su là con người hoàn hảo.

Cấu trúc gia phả:

.Mát-thêu: A sinh B, B sinh C,… thì chắc chắn A là bố đẻ của B, B là bố đẻ của C,… Tuy nhiên khi đến hết cấu trúc Gia-cóp sinh Giu-se thì tác giả lại không ghi Giu-se sinh Giê-su, mà ghi Giu-se chồng bà Ma-ria, bà là mẹ Đức Giê-su. Điều đó, tác giả muốn khẳng định ông Giu-se không phải là bố đẻ của Đức Giê-su, và cho thấy một sự “thụ động thần linh” ở đây, nghĩa là Đức Giê-su được sinh ra là nhờ tác động của Thiên Chúa nơi Đức Ma-ri-a.

.Lu-ca: A con B, B con C,… thì không thể chắc chắn rằng C là bố đẻ của B, B là bố đẻ của A được, vì vẫn có trường hợp con nuôi. Đó chính là trường hợp của Đức Giê-su là con ông Giu-se. Điều này, tác giả cũng muốn khẳng dịnh Đức Giê-su không phải là con đẻ của ông Giu-se, điều mà thiên hạ vẫn tưởng Ngài là con ông Giu-se (Lc 3,23).

Như thế, cả hai giả phả đều khẳng định Đức Giê-su không phải là con đẻ của ông Giu-se, nhưng chỉ là con đẻ của Đức Ma-ri-a. Nhưng nơi gia phả Mát-thêu thì nói rõ hơn về nguồn gốc Đức Giê-su khi ngụ ý một sự “thụ động thần linh” nơi Đức Ma-ri-a.

Nhân vật đầu và cuối gia phả:

.Mát-thêu: Tổ phụ Áp-ra-ham. Tại sao lại là tổ phụ Áp-ra-ham?
Như đã nói ở bài viết Nét đặc trưng căn bản của Tin Mừng Chúa Giê-su theo thánh Mát-thêu, độc giả của Tin Mừng Mát-thêu là những người gốc Do-thái nên tác giả chỉ cần truy đến tổ phụ Áp-ra-ham, vì đó là tổ phụ của người Do-thái. Mặt khác, khi nói đến tổ phụ Áp-ra-ham là nói đến Lời Hứa. Tổ phụ Áp-ra-ham là người nhận lời hứa. Còn Đức Giê-su là Đấng hoàn tất lời hứa.

.Lu-ca: Đức Giê-su là đầu gia phả, còn Thiên Chúa là cuối gia phả. Tác giả muốn nói gì, chúng ta cùng xem sơ đồ sau:
Vòng 1: Thiên Chúa ………………..> Giu-se
Vòng 2: Đức Giê-su ………………..> Giáo Hội, nhân loại, chúng ta.

Rút ra từ sơ đồ trên:

-         Nếu đối chiếu đời 1 của vòng 2 lên đời 1 của vòng 1, ta thấy Đức Giê-su chính là Thiên Chúa.
-         Đức Giê-su bắt đầu khai mở một gia phả mới.
-         Chúng ta là một thụ tạo mới, theo chân Đức Giê-su là Trưởng Tử.

Do đó, tác giả muốn khẳng định tất cả mọi người đều được ơn cứu độ, kể cả những người không có huyết thống với tổ phụ Áp-ra-ham (như dân Do-thái).

Như thế, đối với Mát-thêu, Đức Giê-su là Đấng hoàn tất; còn đối với Lu-ca, Đức Giê-su là Đấng khai mở.


Nhận xét

Bài đăng được đọc nhiều

SỐ 12. TỘI CỦA ADAM VÀ EVA LÀ THAM ĂN HAY DÂM DỤC?

SỐ 13. ADAM ĐÃ SỐNG 930 TUỔI?

SỐ 9. LÀM SAO ÔNG NÔ-Ê CÓ THỂ QUY TỤ ĐƯỢC HẾT CÁC LOÀI THÚ VẬT?

SỐ 8. LÀM SAO GIẢI THÍCH SỰ ĐA DỊ CHỦNG TỘC?

SỐ 10. CÓ THẬT ÔNG GIO-NA NẰM TRONG BỤNG CÁ 3 NGÀY?

SỐ 11. CÓ CẦN HIỂU SÁT NGHĨA TỪNG CHỮ BÀI TƯỜNG THUẬT VỀ TỘI NGUYÊN TỔ MÀ ADAM VÀ EVA ĐÃ PHẠM KHÔNG?

SỐ 7. VẬY, VÀO THỜI ĐẦU, ANH EM ĐÃ LẤY NHAU?

SỐ 3. THIÊN CHÚA DỰNG NÊN ÁNH SÁNG

SỐ 2. KINH THÁNH NGĂN CẤM VIỆC TẠC TƯỢNG?

SỐ 6. CA-IN ĐÃ CƯỚI AI?