Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 10 19, 2019

Thủ dâm – thẩm định tâm lý và luân lý

Hình ảnh
Hỏi: Tôi nghe nói có một nhà tâm lý học phân biệt hai sự “thủ dâm tốt” và “thủ dâm xấu”. Một đàng giúp cho con người mở ra với người khác, và đàng khác làm cho con người đóng kín vào chính mình. Vậy luân lý công giáo dạy như thế nào? Trả lời: Tuổi thiếu niên, do những biến đổi thể lý và tâm lý sâu xa, nói lên một giai đoạn đặc biệt trong lịch sử của mỗi con người, nhất là đối với lãnh vực tình cảm, tình yêu và tính dục. Theo nhiều thống kê cho biết, chính vì sự phát triển tính dục “âm ĩ”, đôi lúc vì thiếu sự trưởng thành cá nhân hay một vài khó khăn trong việc hiểu biết để hướng dẫn bản năng và ước muốn tính dục, là những yếu tố gây ra việc thủ dâm (tự tìm khoái cảm). Chúng ta phải cắt nghĩa hiện tượng đó như thế nào? Thiếu niên có sống “kinh nghiệm” ấy với mặc cảm tội lỗi không? Là một mặc cảm tội lỗi “thật” hay “giả” Phải chăng chịu ảnh hưởng bởi hoàn cảnh văn hóa cần phải vượt qua? Việc thủ dâm có phạm tội không? Trưởng thành và đình chỉ Khoa tâm lý cho b

Chữ quốc ngữ

Hình ảnh
Hỏi: Chữ quốc ngữ do ai phát minh ra? Cha Đắc Lộ Trả lời: Như chúng ta biết, trước khi có chữ quốc ngữ, người Việt Nam vẫn sử dụng chữ Nôm, là dạng biến thể của chữ Hán. Đây là loại chữ tượng hình, rất khó học, rất khó viết, học được từ nào biết từ đó và cũng rất khó trong việc truyền bá tư tưởng bằng chữ viết. Đồng thời, khi sử dụng chữ Hán - Nôm, chúng ta thấy sự lệ thuộc lớn lao vào ngôn ngữ tiếng Trung. Khi nhận thấy nhiều hạn chế trong việc sử dụng chữ Hán – Nôm thì chúng ta sẽ thấy được giá trị khi có được chữ quốc ngữ: dễ đọc, dễ viết, dễ hiểu, để biết một từ lạ chỉ cần đánh vần... Chữ quốc ngữ không những xóa đi mọi hạn chế từ chữ Hán – Nôm mà còn tạo nền tảng cho sự phát triển và quảng bá nền văn hóa, phong tục và truyền thống dân tộc Việt Hơn nữa, chữ quốc ngữ góp phần lớn lao trong việc giành độc lập dân tộc khỏi tay thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, bởi lẽ đó là ngôn ngữ dễ dàng và phù hợp để các nhà lãnh đạo có thể truyền bá tư tưởng và sách lược chiến