Chữ quốc ngữ

Hỏi: Chữ quốc ngữ do ai phát minh ra?

Cha Đắc Lộ


Trả lời:

Như chúng ta biết, trước khi có chữ quốc ngữ, người Việt Nam vẫn sử dụng chữ Nôm, là dạng biến thể của chữ Hán. Đây là loại chữ tượng hình, rất khó học, rất khó viết, học được từ nào biết từ đó và cũng rất khó trong việc truyền bá tư tưởng bằng chữ viết. Đồng thời, khi sử dụng chữ Hán - Nôm, chúng ta thấy sự lệ thuộc lớn lao vào ngôn ngữ tiếng Trung.

Khi nhận thấy nhiều hạn chế trong việc sử dụng chữ Hán – Nôm thì chúng ta sẽ thấy được giá trị khi có được chữ quốc ngữ: dễ đọc, dễ viết, dễ hiểu, để biết một từ lạ chỉ cần đánh vần... Chữ quốc ngữ không những xóa đi mọi hạn chế từ chữ Hán – Nôm mà còn tạo nền tảng cho sự phát triển và quảng bá nền văn hóa, phong tục và truyền thống dân tộc Việt

Hơn nữa, chữ quốc ngữ góp phần lớn lao trong việc giành độc lập dân tộc khỏi tay thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, bởi lẽ đó là ngôn ngữ dễ dàng và phù hợp để các nhà lãnh đạo có thể truyền bá tư tưởng và sách lược chiến đấu, để tổng tấn công hay để khích lệ,…

Tuy nhiên, chẳng mấy người dân Việt biết được chữ quốc ngữ từ đâu đến và do đó, cũng chẳng có một tâm tình tri ân người đã lập ra chữ quốc ngữ này. Hy vọng bài viết này không những giúp chúng ta có cái nhìn chính xác về nguồn gốc chữ quốc ngữ, mà còn gợi lại tâm tình cám ơn – một tâm tình vốn có và cắm rễ sâu trong tâm thức người Việt – đối với người đã lập nên chữ quốc ngữ này.

Người đã khai sinh ra chữ quốc ngữ chính là cha cố Alexandre de Rhodes (1591-1660). Cha là người Pháp gốc Do-thái, sinh ra ở tỉnh Avignon (A-vi-nhông, Pháp), rất giỏi về ngôn ngữ học. Năm 1620, cha đến Rô-ma. Năm 1624, cha đến Phú Xuân, Việt Nam (đời vua chúa Sãi, Đàng Trong). Ở 4 tháng tại đó, cha đã thông hiểu Tiếng Việt, qua 6 tháng cha đã giảng đạo được bằng Tiếng Việt.

Khi giáo sĩ Julien Baldioti bị chúa Trịnh Tráng – Đàng Ngoài gâykhó dễ, nhận được tin, cha cố Đắc Lộ đã ra bắc ngày 19-5-1625, với tài ngoại giao khéo léo và biếu chúa Trịnh một cái đồng hồ quả lắc nên cha được giảng đạo tại kinh đô. Cha Đắc Lộ đã nghiên cứu cách phát âm của người Đàng Ngoài để đặt ra vần quốc ngữ có đủ được hết mọi giọng trong Tiếng Việt.

Sau một thời gian, cha về Rô-ma mở trường dạy cách nói Tiếng Việt của Va-ti-can, đào tạo các giáo sĩ sẽ sang Đông Nam Á loan báo Tin Mừng. Năm 1651, cha cho xuất bản 2 cuốn sách: - Cuốn “Từ điển An-nam La-tinh Bồ-đào-nha” - Cuốn “Giáo lý cương yếu bằng tiếng La-tinh à tiếng An-nam” Trong lời tựa, cha cố đã nói có chung tài liệu ở cuốn “Tự vị An-nam Bồ-đào-nha” của cha cố Gaspard Amiral và cuốn “Tự vị Bồ-đào-nha An-nam” của cha cố Antoine Barbore. Thế là Va-ti-can là nơi in ấn chữ quốc ngữ đầu tiên. Có khoảng 2 400 bản thảo viết tay và 50 000 bản đã in trong thư viện của Tòa Thánh.

Chữ quốc ngữ được sử dụng tại Việt Nam khi nào?

Ông Trương Vĩnh Ký là người trí thức Việt Nam sớm nhất đã dùng chữ quốc ngữ để làm báo và in sách. Ông là người tỉnh Vĩnh Long, con một vị quan triều Nguyễn làm việc tại Cao Miên (Cam-pu-chia), mồ côi cha từ nhỏ, được một cha cố đạo người Pháp tên Việt Nam là cha cố Long nhận làm con nuôi, và ngay từ 11 tuổi ông đã được đưa ra nước ngoài (Ma-la-si-a) học tại trường dòng Pê-nan. Ông thông thạo Pháp văn, Hán văn, Hy Lạp, La-tinh, Anh văn, Nhật và Ấn Độ.

Chữ quốc ngữ tuy căn cứ vào giọng miền Bắc để lập nên, nhưng bắt đầu được thông dụng, được học tập, được in ra sách báo thì lại là người miền Nam. Người Công Giáo là những người đã dùng chữ quốc ngữ đầu tiên để đọc Kinh Thánh (nhất là người Công Giáo Nam Kỳ). Tác phẩm đầu tiên bằng chữ quốc ngữ là “Phép giảng tám ngày” của cha cố Đắc Lộ.

Cha Đắc Lộ “ăn cắp” tác phẩm của người khác?

Nếu đọc trên một số trang mạng không chính thống, chúng ta sẽ thấy có người nói rằng cha Đắc Lộ đã “ăn cắp” nghiên cứu của người khác, vì trong tác phẩm của cha có ghi là cha sử dụng chung tài liệu ở cuốn “Tự vị An-nam Bồ-đào-nha” của cha cố Gaspard Amiral và cuốn “Tự vị Bồ-đào-nha An-nam” của cha cố Antoine Barbore.

Trước hết, người đó không hiểu biết gì về phong cách của người Tây phương:
- Khi tham chiếu hay sử dụng tài liệu của người khác thì họ không ngần ngại trích nguồn; không như người Á đông, thường sao chép mà không nói là nguồn từ đâu (ngoại trừ những người thực sự có lòng tự trọng).
- Khi nhận thấy giá trị của những người đi trước, họ tiếp tục kế thừa và phát triển; không như những người Á đông, thường thì phá đổ những gì của thế hệ trước (ngoại trừ những người thực sự hiểu biết). - Khi sử dụng một tác phẩm của ai đó, họ sẽ mua bản quyền hoặc trả quyền tác giả; còn người Á đông thường sao chép, sử dụng không những không trả thù lao cho tác giả mà còn chả hỏi tác giả (đơn giản như trong việc in sách, sử dụng phần mềm).

Thứ hai, người đó cũng không hiểu gì về tư cách của một linh mục, nhất là những linh mục Loan báo Tin Mừng (truyền giáo):
- Những vị nghiên cứu và lập nên chữ quốc ngữ đều là những Linh mục. Họ không được phép “ăn cắp” dù là vật chất hay trí tuệ.
- Những vị linh mục được sai đi Loan báo Tin Mừng (truyền giáo) là những người không những giỏi về tri thức, nhưng còn là những người đạo đức, thánh thiện và có lòng nhiệt thành đem Chúa đến cho mọi người. Một vị quân tử cũng không cho phép mình “ăn cắp”, huống chi là một linh mục đạo đức thánh thiện.
- Những nhà truyền giáo là những người hy sinh mà không chờ sự đền đáp. Họ bỏ quê hương, bỏ gia đình mà đến một nơi xa lạ, không thân quen để đem Loan báo Tin Mừng và hơn nữa, họ còn tạo ra chữ quốc ngữ mà không hề đòi quyền tác giả, không đòi dân tộc Việt Nam (cả nước bây giờ đều dùng Tiếng Việt) phải nhớ tới họ, phải trả công cho họ.

Thứ ba, người đó là một kẻ vô ơn:
- Ngôn ngữ mà người đó dùng hàng ngày để học hành, làm việc, để thăng quan tiến chức thì đúng ra người đó phải biết ơn người đã cho mình cái chữ đó. Đằng này, kẻ đó lại dùng chính chữ đó, thay vì tri ân, thì lại chửi rủa tác giả. Chẳng khác nào, một đứa con được cha mẹ sinh ra, nuôi dạy, học hành rồi đến khi nó lơn lên thì quay lại chửi cha mẹ.

Có thể nói, hầu hết người Việt Nam, cả người Công Giáo, đang sử dụng chữ quốc ngữ đều không biết nguồn gốc từ đâu ra, cũng chẳng một lời cám ơn người đã tạo ra chữ quốc ngữ cho mình dùng. Bởi lẽ, chúng ta chưa ý thức về những gì chúng ta có, hoặc có thể do không ai nói cho chúng ta biết, hoặc có người nói nhưng nói sai sự thật, hoặc có người cố ý che giấu sự thật, vì người lập ra chữ quốc ngữ là một Linh Mục Công Giáo.

Chắc chắn, khi lập ra chữ quốc ngữ, các nhà thừa sai chẳng nhằm mục đích tạo danh tiếng, chẳng nhằm mục đích để dân tộc Việt Nam phải cảm ơn. Bởi lẽ, các ngài sử dụng tất cả khả năng mà Thiên Chúa ban cho để cố gắng rao giảng Chúa Ki-tô đến với mọi người, cũng như nỗ lực góp phần nâng cao đời sống của người dân Việt Nam.

Nhận xét

Bài đăng được đọc nhiều

SỐ 12. TỘI CỦA ADAM VÀ EVA LÀ THAM ĂN HAY DÂM DỤC?

SỐ 13. ADAM ĐÃ SỐNG 930 TUỔI?

SỐ 9. LÀM SAO ÔNG NÔ-Ê CÓ THỂ QUY TỤ ĐƯỢC HẾT CÁC LOÀI THÚ VẬT?

SỐ 8. LÀM SAO GIẢI THÍCH SỰ ĐA DỊ CHỦNG TỘC?

SỐ 10. CÓ THẬT ÔNG GIO-NA NẰM TRONG BỤNG CÁ 3 NGÀY?

SỐ 11. CÓ CẦN HIỂU SÁT NGHĨA TỪNG CHỮ BÀI TƯỜNG THUẬT VỀ TỘI NGUYÊN TỔ MÀ ADAM VÀ EVA ĐÃ PHẠM KHÔNG?

SỐ 7. VẬY, VÀO THỜI ĐẦU, ANH EM ĐÃ LẤY NHAU?

SỐ 3. THIÊN CHÚA DỰNG NÊN ÁNH SÁNG

SỐ 2. KINH THÁNH NGĂN CẤM VIỆC TẠC TƯỢNG?

SỐ 6. CA-IN ĐÃ CƯỚI AI?