Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 6 29, 2021

SỐ 8. LÀM SAO GIẢI THÍCH SỰ ĐA DỊ CHỦNG TỘC?

Hình ảnh
  + VẤN :  Nếu nguồn gốc con người là đơn nhất, làm sao cắt nghĩa sự đa dị chủng tộc của nhân loại? Sao lại có người da đen, kẻ da trắng, da vàng? Ta có thể tìm thấy trong Thánh kinh một lời giải  thích cho sự kiện này không? Trích bài viết của A. Penna + ĐÁP : Sau đây là lời giải đáp của hai nhà chuyên môn :  - Một về Thánh kinh : Angelo Penna. - Một về các khoa nhân học : Piero Messeri. GIẢI ĐÁP CỦA NHÀ THÁNH KINH HỌC: “Một người da đen há có thể thay đổi được màu da của mình và con báo có thể đổi bộ lông rằn ri của nó sao?” Đó là câu duy nhất trong Cựu Ước ám chỉ đến các màu da khác nhau. Câu ấy xuất hiện trong một diễn từ của tiên tri Giêrêmia (13, 23), nhằm kết án các kẻ đồng hương với ngài về sự truỵ lạc hư đốn gần như bẩm sinh và vô phương chữa trị nơi họ. Ngài sánh nó với màu da đặc biệt hay bộ lông rằn ri bẩm sinh của hai tạo vật trong vũ trụ là người da đen và con báo. Tính cách độc đáo của bản văn không cho phép ta kết luận về sự hiện diện khá phổ biến của một tâm trạng dựa

SỐ 7. VẬY, VÀO THỜI ĐẦU, ANH EM ĐÃ LẤY NHAU?

Hình ảnh
  + VẤN: Thánh Kinh nói rằng Thiên Chúa đã dựng nên Ađam - Evà và đặt ông bà vào vườn địa đàng, sau đó, Người phán với hai ông bà nguyên tổ : “Hãy sinh sản, tăng gia và tràn lan trên khắp mặt đất.”. Vậy, làm sao con cái họ có thể tăng gia lên được nếu không có chuyện anh em lấy nhau? Và như thế, làm sao hoà hợp điều đó với sự kiện ngày nay không thể cưới hỏi trong vòng bà con thân thích? Trích bài viết của  O.D.Spinetoli + ĐÁP : Đây cũng là một câu hỏi có thể có hai lời giả đáp, một giản dị dễ dàng và một phức tạp hơn nhưng cũng thoả đáng hơn. Nếu mở một thủ bản thần học luân lý, ta sẽ đọc thấy rằng vào thuở khai thiên lập địa, do sự “miễn chuẩn”  minh nhiên hay mặc nhiên của Thiên Chúa, anh em được phép lấy nhau vì thời đó nhân loại sống trong những hoàn cảnh đặc biệt. Người ta cũng nại đến một sự miễn chuẩn như thế khi phải giải thích chế độ đa thê được Thiên Chúa cho phép, hay luật “herem”, tức việc tàn sát những kẻ bại trận … Dĩ nhiên ta không thể công kích quyền tối cao ấy của Thi