Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn luan-ly

Sự độc thân của các linh mục

Hình ảnh
Hỏi: Trong Giáo Hội Công Giáo, các linh mục sống độc thân, trong khi các Giáo Hội khác thì không. Lý do tại sao, phải chăng họ sợ về tính dục? Trả lời: Luật độc thân linh mục thuộc về Luật của Giáo Hội (luật do Giáo hội đặt ra), chứ không phải là Thiên Luật (luật của Thiên Chúa). Bởi thế, Giáo Hội thời sơ khai có những linh mục đã lập gia đình và cũng có những linh mục độc thân. Thời gian sau với những sắc lệnh công đồng Elvira (306) và Rôma (386), mới có luật buộc độc thân và Giáo Hội tiếp tục cho đến ngày nay. Đó là luật của Giáo Hội Công Giáo La Tinh, trong khi Giáo Hội Công Giáo theo nghi lễ Đông Phương và trong các Giáo Hội Chính Thống, Tin Lành và Anh Giáo lại có một thực hành khác: các mục tử và linh được chọn ngay cả giữa những người đã lập gia đình. Giáo Hội Công Giáo Rôma dạy rằng luật độc thân, cho dù không phát xuất từ một lề luật minh nhiên của Đức Kitô, nhưng phù hợp với bản chất và sứ mạng của linh mục trong Đức Kitô. Bởi vậy, sự miễn chuẩn khỏi sự

Lý do không “làm tình” trước hôn nhân trên bình diện tự nhiên

Hình ảnh
Hỏi: Tôi có một người bạn gái, chúng tôi đang theo học năm thứ hai đại học. Chúng tôi quen nhau từ lúc mới lên đại học, nhưng cho đến nay, chúng tôi chưa hề ăn ở với nhau. Mùa xuân vừa qua, chúng tôi đã đính hôn và dự định sẽ làm lễ cưới sau khi tốt nghiệp. Nhưng càng ngày chúng tôi càng cảm thấy khó chịu vì phải kìm hãm những quan hệ tình dục với nhau. Trong thời gian gần đây, người bạn gái của tôi thường bảo: “Tại sao chúng mình phải kìm hãm mà không làm tình với nhau? Có gì là xấu đâu bởi vì chúng mình đã đính hôn và thương yêu nhau thật tình mà?”. Tôi vẫn nghĩ nên đợi đến lúc thành hôn rồi mới làm những hành động đó. Vậy có cách gì giúp chúng tôi kiên nhẫn đợi chờ mà không cảm thấy quá bị dồn nén hay không? Ảnh minh họa Trả lời: Đây là một thắc mắc của một sinh viên ở Mỹ với lời giải đáp trên bình diện tự nhiên trong  mục “Tình yêu, tính dục và nhân vị toàn diện” của tờ báo “Campus Life” (Đời sống Đại học xá) do ông Tim Stafford, người giữ mục “gỡ rối tơ lòng”

Vấn đề quan hệ tính dục trước hôn nhân

Hình ảnh
Hỏi: Có được quan hệ “tính dục” trước hôn nhân hay không? Có người bảo không được, nhưng hầu như phần lớn đều cho rằng khi hai người đồng ý để mang lại “sung sướng” cho nhau và để bảo vệ tình yêu thì điều ấy hoàn toàn tốt. Điều đó có sai luật của Giáo Hội không? Ảnh minh họa Trả lời: Việc nam nữ sống chung và giao hợp tính dục trước khi kết hôn là một hiện tượng lan tràn trong những thập niên gần đây, kể cả nơi các tín hữu công giáo. Có nhiều lý do dẫn đến hiện tượng này, chẳng hạn nhiều người trẻ hiện nay lo sợ trước một tương lai bất đinh, không dám dấn thân; hoặc vì lý do kinh tế, nạn thất nghiệp gia tăng, đe dọa đời sống lứa đôi. Thêm vào đó, các phương tiện ngừa thai nhân tạo hiệu nghiệm được phổ biến rộng rãi. Và sau cùng là đức tin sa sút nơi nhiều người do trào lưu tục hóa đang lan rộng khắp nơi. Giáo huấn của Giáo Hội Giáo Hội đã tái khẳng định giáo huấn về việc giao hợp tính dục chỉ được phép trong hôn nhân mà thôi. -          Bộ Giáo Lý Đức Ti

Phá thai ưu sinh có được phép không?

Hình ảnh
Hỏi: Hiện nay có nhiều tranh luận về việc gọi là “phá thai ưu sinh” (loại bỏ những thai nhi mang những chứng bệnh tâm lý cũng như thể lý mà khoa học có thể chẩn đoán). Lập trường của Giáo Hội như thế nào về vấn đề này? Ảnh minh họa Trả lời: Thuật ngữ “phá thai ưu sinh” được những người khuyên phá thai dùng và quảng cáo khi “biết trước” một thai nhi bị một khuyết tật   hay một căn bệnh di truyền nào đó. Phá thai ưu sinh, như việc phá thai được gọi với bất cứ thuộct tính nào khác một cách khách quan vẫn không thể biện minh được, bởi vì quyền sống là một quyền bất khả xâm phạm đối với bất cứ người nào. Hành động phá thai với lý do thai nhi có những khuyết tật hay mang một căn bệnh di truyền vẫn không làm giảm đi sự xấu, và còn xúc phạm đến sự sống và phẩm giá con người nữa. Quyền của phôi thai Chúng ta có thể và phải hiểu tâm trạng của một người mẹ đang chờ đợi một đứa con sắp sinh ra mà biết trước là con mình mang khuyết tật, nhất là khi người phụ nữ ấy cả

Thủ dâm – thẩm định tâm lý và luân lý

Hình ảnh
Hỏi: Tôi nghe nói có một nhà tâm lý học phân biệt hai sự “thủ dâm tốt” và “thủ dâm xấu”. Một đàng giúp cho con người mở ra với người khác, và đàng khác làm cho con người đóng kín vào chính mình. Vậy luân lý công giáo dạy như thế nào? Trả lời: Tuổi thiếu niên, do những biến đổi thể lý và tâm lý sâu xa, nói lên một giai đoạn đặc biệt trong lịch sử của mỗi con người, nhất là đối với lãnh vực tình cảm, tình yêu và tính dục. Theo nhiều thống kê cho biết, chính vì sự phát triển tính dục “âm ĩ”, đôi lúc vì thiếu sự trưởng thành cá nhân hay một vài khó khăn trong việc hiểu biết để hướng dẫn bản năng và ước muốn tính dục, là những yếu tố gây ra việc thủ dâm (tự tìm khoái cảm). Chúng ta phải cắt nghĩa hiện tượng đó như thế nào? Thiếu niên có sống “kinh nghiệm” ấy với mặc cảm tội lỗi không? Là một mặc cảm tội lỗi “thật” hay “giả” Phải chăng chịu ảnh hưởng bởi hoàn cảnh văn hóa cần phải vượt qua? Việc thủ dâm có phạm tội không? Trưởng thành và đình chỉ Khoa tâm lý cho b