Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn suy-gam

Tôi hãnh diện tuyên xưng rằng mình là một tín hữu

Hình ảnh
Guglielmo Marconi (1874–1937), nhà sáng chế vô tuyến điện thoại, giải Nobel 1909, đã nói lên niềm tự hào khi là một người Công Giáo và là một nhà khoa học: “Tôi hãnh diện tuyên xưng rằng mình là một tín hữu. Tôi tin vào quyền năng của sự cầu nguyện, và tôi tin không chỉ như là người Công giáo mà còn là một nhà khoa học.”

Tôi trở thành tín hữu qua kính hiển vi và quan sát thiên nhiên

Hình ảnh
Carl Ludwig Schleich (1859–1922), nhà phẫu thuật nổi tiếng, người tiên phong của phương pháp gây tê tại chỗ (local anesthesia) đã biểu lộ tâm nguyện của mình rằng: “ Tôi trở thành tín hữu qua kính hiển vi và quan sát thiên nhiên , và tôi muốn đóng góp theo khả năng mình vào sự hòa hợp giữa khoa học và tôn giáo.”

Một số đóng góp nổi bật của Giáo Hội Công Giáo

Hình ảnh
Những người theo Đạo (Công Giáo) thường được coi là những kẻ ngu: “Ngu nên mới đi Đạo”, hay “ngu gì mà theo Đạo”,… Những câu nói đó dường như đã ngấm vào tâm thức của người Việt. Do vậy, những người lương dân thì cho rằng những kẻ theo Đạo là ngu; còn những kẻ theo Đạo thì cũng nghĩ là mình “ngu”; bằng chứng là các thầy cô giáo trong trường toàn là những người không theo Đạo, trong khi đó không thấy một thầy cô nào theo Đạo. Rồi các nhà lãnh đạo quốc gia, các “sếp” hay các sinh viên giỏi toàn là những người ngoại Đạo, chứ có ai là có Đạo đâu?... Khi dẫn chứng ra thì vô vàn sự chênh lệch trong xã hội Việt này khiến cả lương lẫn giáo đều tin chắc như thế: theo Đạo là những người ngu! Tuy nhiên, trong bài viết này chúng tôi không nói đến nguyên nhân tại sao có sự chênh lệch, nhưng sẽ đề cập đến các đóng góp của Giáo Hội Công Giáo cho nhân loại, nhất là những đóng góp về khoa học – điều mà các thầy cô (đại diện cho những người giỏi) sử dụng để dạy cho các học sinh, sinh viên.

11 linh mục cũng là nhà khoa học nổi tiếng

Hình ảnh
Nhắc đến mối tương quan giữa Hội Thánh Công giáo và khoa học, chúng ta thường nghe nói về vụ Galileo. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cũng đã có lời xin lỗi khi Hội Thánh xử lý vụ án Galileo trong một vài phương diện nào đó, thế nhưng thực chất vụ án này phức tạp hơn rất nhiều so với những gì mà các nhà khoa học hậu hiện đại muốn nói. Vụ Galileo chỉ là cái cớ để những người chủ trương duy lý tấn công đức tin, vẽ nên một Hội Thánh phản khoa học và mê tín. Đương nhiên cũng có những Kitô hữu phản khoa học và chấp nhận thuyết tương hợp sai lầm (ví dụ như cho rằng Thiên Chúa sáng tạo nên vũ trụ trong 7 ngày đúng y như trong Kinh Thánh). Thế nhưng đây không phải là quan điểm của Hội Thánh Công Giáo. Hàn lâm viện Giáo hoàng về Khoa học Thực sự, Hội Thánh cũng có đôi cánh khoa học của riêng mình, được gọi là  Hàn lâm viện Giáo hoàng về Khoa học , một cơ quan không chỉ đón nhận công trình của những người Công giáo, nhưng cả những người thuộc các tín phái khác, ngay cả người v