Một số đóng góp nổi bật của Giáo Hội Công Giáo


Những người theo Đạo (Công Giáo) thường được coi là những kẻ ngu: “Ngu nên mới đi Đạo”, hay “ngu gì mà theo Đạo”,… Những câu nói đó dường như đã ngấm vào tâm thức của người Việt. Do vậy, những người lương dân thì cho rằng những kẻ theo Đạo là ngu; còn những kẻ theo Đạo thì cũng nghĩ là mình “ngu”; bằng chứng là các thầy cô giáo trong trường toàn là những người không theo Đạo, trong khi đó không thấy một thầy cô nào theo Đạo. Rồi các nhà lãnh đạo quốc gia, các “sếp” hay các sinh viên giỏi toàn là những người ngoại Đạo, chứ có ai là có Đạo đâu?...





Khi dẫn chứng ra thì vô vàn sự chênh lệch trong xã hội Việt này khiến cả lương lẫn giáo đều tin chắc như thế: theo Đạo là những người ngu! Tuy nhiên, trong bài viết này chúng tôi không nói đến nguyên nhân tại sao có sự chênh lệch, nhưng sẽ đề cập đến các đóng góp của Giáo Hội Công Giáo cho nhân loại, nhất là những đóng góp về khoa học – điều mà các thầy cô (đại diện cho những người giỏi) sử dụng để dạy cho các học sinh, sinh viên. Từ đó mà chúng ta, cả lương lẫn giáo, có thể xóa đi “ác cảm” thấm nhập tự bao giờ trong tâm thức của chúng ta.

Hỡi những người có Đạo, đừng ngần ngại khi người khác cho rằng theo Đạo là ngu, bởi trong một số xã hội, các bạn chưa có cơ hội phát triển.

Hỡi những bạn lương dân, đừng cho rằng theo Đạo là những kẻ ngu đần, dại dột, nhưng hãy thực sự tìm hiểu kỹ chứ đừng theo dư luận mà phán quyết bừa bãi.
Dưới đây, chúng tôi đưa ra một số đóng góp nổi bật của Giáo Hội Công Giáo:

Trong lĩnh vực khoa học căn bản

Giáo hội Công giáo đã đặt tiền đề cho các ngành khoa học căn bản là: thiên văn họckhoa học vũ trụsinh họcdi truyền họchình họcđại sốtoán họckhoa học địa lý và ngành bản đồ học, các ngành khoa học tự nhiên nghiên cứu về thiên nhiên và Trái Đất, v.v. qua những nhà bác học lỗi lạc của Giáo hội như Linh mục Gregor Mendel, cha đẻ của ngành di truyền học hiện đại, người đề ra định luật Mendel và các nguyên tắc phân ly độc lập, di truyền giống, biến đổi gen; nhà bác học đa tài Nicolaus Copernicus; nhà bác học Blaise Pascal; nhà bác học Linh mục Matteo Ricci; v.v.





Giáo hội Công giáo hình thành hai ngành khoa học cơ bản là triết học và thần học vào buổi bình minh của lịch sử, đặt nền tảng cho các lý luận của con người tới tận ngày nay nhằm giải quyết các vấn đề của bản thể luậnnhận thức luậntôn giáođức tin và linh hồn.

Trong lĩnh vực nghệ thuật, âm nhạc và kiến trúc Tây phương

Giáo hội Công giáo giúp hình thành và phát triển nền nghệ thuật, âm nhạc và kiến trúc phương Tây với các nhà soạn nhạc vĩ đại như BeethovenMozartBach, các họa sĩ và kiến trúc sư lừng danh mọi thời đại như  
MichelangeloBerniniRaphaelCaravaggioAntoni GaudíLeonardo da Vinci, v.v.


Trong lĩnh vực y tế

Giáo hội Công giáo sở hữu và điều hành hơn 1/4 (26%) số bệnh viện và cơ sở chăm sóc y tế trên toàn thế giới, nhiều hơn bất kỳ quốc gia, tổ chức hay định chế nào, bao gồm: hơn 117.000 cơ sở chăm sóc y tế; 5.428 bệnh viện lớn; 18.025 phòng khám đa khoa và chuyên khoa; 15.985 trại tế bần, viện dưỡng lão, trung tâm chăm sóc người tàn tật; 9.962 cô nhi viện; 11.902 trường đào tạo y bác sĩ; 13.945 trung tâm tư vấn hôn nhân gia đình; 529 trung tâm chăm sóc người phong cùi, hủi; hơn 18.000 xưởng sản xuất thuốc và nhà thuốc; và hơn 34.250 cơ sở chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS và cơ sở y tế các loại khác...

Trong lĩnh vực giáo dục

Giáo hội Công giáo sở hữu và điều hành khoảng 1/5 (25%) hệ thống giáo dục toàn cầu gồm: 67.848 nhà trẻ và trường mẫu giáo; 93.315 trường tiểu học; 42.234 trường trung học; hàng ngàn trường đại học, viện đại học và học viện trên khắp thế giới với số lượng lên tới hơn 50 triệu sinh viên. Giáo hội Công giáo còn điều hành hàng trăm tổ chức và viện nghiên cứu cao cấp về các lĩnh vực khác nhau khắp thế giới, 1 viện hàn lâm khoa họcnhiều viện nghiên cứu sinh họcvật lýthiên thểvũ trụlượng tửtoán họchóa họchạt nhân...

Giáo hội Công giáo đã phát triển và đặt nền tảng cho hệ thống giáo dục đại học hiện đại bằng việc mở các trường đại học đầu tiên trên thế giới như Đại Học Bologna (thành lập năm 1088 qua sắc chỉ của Đức Giáo Hoàng Urban II, là trường đại học đầu tiên trên thế giới và vẫn hoạt động đến ngày nay); Đại Học Paris (1150), Đại Học Oxford (1167 lấy châm ngôn là Đức Chúa là Nguồn ánh sáng của tôi” (tiếng Latinh: Dominus Illuminatio Mea) - Thánh vịnh 27:1, được Giáo hoàng Innôcentê IV trao hiến chương đại học qua sắc chỉ Querentes in agro năm 1254.); Đại Học Salerno (1173); Đại Học Vicenza (1204), Đại Học Cambridge (1209); Đại Học Salamanca (1218-1219); Đại Học Padua (1222); Đại Học Naples (1224); Đại Học Vercelli (1228); Đại Học La Sapienza (1303, là trường đại học có đông sinh viên nhất thế giới với gần 150.000 sinh viên), v.v. Đến giữa thế kỷ XV (khoảng 70 năm trước khi thời kỳ Cải Cách), đã có hơn 50 trường đại học Công giáo trên toàn châu Âu.

Trong lĩnh vực pháp luật và ngành luật

Giáo hội Công giáo thiết lập nền tảng của hệ thống Pháp Luật và ngành Luật học. Vào đầu thế kỷ thứ 12, các giáo sĩ Công giáo đã tạo ra một bộ luật hoàn chỉnh và có tính khoa học đầu tiên trên thế giới mà trong đó tất cả điều khoản, các phần tương hợp với nhau trong một tổng thể chung. Vào năm 1088Giáo hoàng Urban II thể nghiệm ngành luật bằng cách cho thành lập Đại học Bologna với phân khoa luật, từ đó nghề luật nổi lên, và khái niệm như "tổ chức pháp nhân", "cơ quan", "tổ chức", "cơ sở pháp lý", "công ty", "quỹ tín thác"... ra đời. Và một loạt các nguyên tắc về luật học như tôn trọng quyền lợi các bên, bình đẳng trước pháp luật, luật pháp quốc tế, xét xử, bồi thẩm đoàn, lệnh đình chỉ bắt giam và việc bắt buộc phải chứng minh sự hồ nghi tội phạm vượt quá khả năng phạm tội... cũng được các tu sĩ Công giáo hình thành. Đây chính là sự thành hình cho các ngành luật hiện đại.

Trong lĩnh vực từ thiện, bác ái

Giáo hội Công giáo điều hành một trong những tổ chức từ thiện lớn nhất hành tinh là Caritas. Caritas Quốc tế (Caritas Internationalis) là một hiệp hội của 164 tổ chức cứu trợ nhân đạo quốc tế và phục vụ phát triển xã hội do Giáo hội Công giáo Rôma điều hành, hoạt động tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Caritas cùng với Cơ quan Cứu Trợ Nhân Đạo Liên Hiệp Quốc (UNRRA) là hai tổ chức cứu trợ lớn nhất thế giới.

Tại Việt Nam, Caritas được Hội đồng Giám mục Miền Nam Việt Nam thành lập ở cấp Trung ương vào năm 1965. Do biến động thời cuộc, tháng 6 năm 1976, Caritas Việt Nam bị Nhà nước Việt Nam yêu cầu phải giải thể. Với sự kiên trì của Hội đồng Giám mục Việt Nam, Caritas Việt Nam đã được tái lập vào ngày 2 tháng 7 năm 2008. Caritas Việt Nam đã tái hòa nhập làm một thành viên của Caritas Quốc tế. Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam vẫn chưa cho phép để Caritas Quốc tế đặt chi nhánh ở Việt Nam.

Trong lĩnh vực nữ quyền

Giáo hội Công giáo khởi xướng phong trào đề cao phụ nữ và nữ quyền. Trái với định kiến trọng nam khinh nữ vào thời xưa, Giáo hội đánh giá cao người phụ nữ và đã tôn vinh nhiều vị Thánh nữ, nâng một số Thánh nữ lên hàng Tiến sĩ Giáo hội, một tước hiệu cao quý chỉ được trao cho một vài vị Thánh lỗi lạc của Giáo hội Công giáo, và tỏ lòng quý trọng các nữ tu.

Sở dĩ nữ tu không được làm linh mục trong Giáo hội là vì truyền thống do Chúa Giêsu đặt để chỉ chọn người nam làm linh mục, Giáo hội không có thẩm quyền sửa đổi truyền thống này. Nhiều phụ nữ đã để lại vết son trong sử sách Giáo hội như các Thánh nữ Hildegard von BingenCatarina thành SienaTêrêsa thành ÁvilaTêrêsa thành Lisieux, những người phụ nữ nổi bật trong lĩnh vực chính trị có thể kể đến Bertha xứ KentNữ hoàng MatildaElizabeth xứ Aragon.

Công giáo cũng mang đến cho nền văn minh con người nhiều nhà khoa học và giáo sư là phụ nữ đầu tiên trên thế giới như nữ giáo sư vật lý Italia Trotula ở Salermo trong thế kỷ 11, và nữ giáo sư vật lý Dorotea Bucca, người đã giữ ghế giáo sư y khoa trưởng tại Đại học Bologna, nữ triết gia Elena Lucrezia Piscopia, người phụ nữ đầu tiên trên thế giới nhận bằng tiến sĩ triết học (1678) và Maria Agnesi (1799), một triết gia, nhà giả kim học, nhà ngôn ngữ học và nhà toán học là người phụ nữ được Giáo hoàng Benedict XIV chỉ định trở thành giáo sư toán học đầu tiên tại Italia vào năm 1750.

Vào tháng 3 năm 2004, Mary Ann Glendon, giáo sư luật học tại Đại học Harvard, cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Tòa Thánh, chủ tịch Hội đồng Đạo đức Sinh học của tổng thống Mỹ được Giáo hoàng Gioan Phaolô II chỉ định làm Chủ tịch Viện Hàn Lâm Khoa Học Giáo hoàng và là người phụ nữ đầu tiên trên thế giới đảm trách chức vụ này; trước đó vào năm 1995, Giáo hoàng Gioan Phaolô II cũng đã chọn bà là người đại diện Vatican tham dự Hội nghị Quốc tế về các Quyền của Phụ nữ tại Bắc Kinh (Trung Quốc) do Liên Hiệp Quốc tổ chức.

Trong lĩnh vực ngôn ngữ

Giáo hội Công giáo kiến tạo và phong phú hóa các hệ thống ngôn ngữ căn bản của con người như tiếng Hy LạpLatinh và bảng chữ cái alphabet. Giáo hội cũng sáng tạo ra hệ thống chữ nổi Braille dành cho người mù.

Vào năm 1784, Valentin Haüy, anh trai của Abbé Haüy, một linh mục Công giáo người Pháp, người phát minh ra tinh thể học, đã thành lập ngôi trường đầu tiên trên thế giới dành cho người mù mang tên Viện Khiếm thị Hoàng gia thanh thiếu niên tại Paris (ngày nay gọi là Viện Quốc gia người khiếm thị, INJA). Sinh viên nổi tiếng nhất của trường này, Louis Braille, vào học năm 1819, với sự hướng dẫn của Valentin Haüy đã phát triển một hệ thống chữ nổi cho người mù đọc mà ngày nay trên toàn thế giới hệ thống chữ Braille này mang tên ông.

Tại Việt Nam, vào thế kỷ 17, chữ Quốc ngữ được các nhà truyền giáo Dòng Tên người Bồ Đào Nha và Ý sáng chế, linh mục Alexandre de Rhodes là người điển chế hệ chữ viết này với việc in cuốn từ điển Việt–Bồ–La tại Roma năm 1651. Nhà truyền giáo Girolamo Maiorica viết các tác phẩm bằng chữ Nôm với lối văn xuôi gần gũi. Các sách vở Công giáo Hán Nôm tiếp tục được sử dụng phổ biến tại Việt Nam cho tới giữa thế kỷ 20.

Trong lĩnh vực niên lịch

Giáo hội Công giáo sáng tạo và thiết lập niên lịch mà con người ngày nay sử dụng hằng ngày. Lịch được sử dụng như là một phần của hệ thống duy trì thời gian hoàn hảo mà trong đó ngày tháng và thời gian của một ngày cùng nhau chỉ ra các thời điểm theo thời gian.

Bộ lịch được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới ngày nay là lịch Gregory, hay còn gọi là Dương Lịch. Bộ lịch này là tiêu chuẩn quốc tế đo lường thời gian và được sử dụng ở khắp thế giới cho các mục đích khác nhau, bao gồm cả Trung Quốc và Ấn Độ, vốn là những quốc gia trước đây sử dụng lịch khác.

Lịch Gregory là bộ lịch do Giáo hoàng Grêgôriô XIII ban hành vào năm 1582 lấy mốc thời gian Chúa Giêsu sinh ra làm năm số 0, còn gọi là Công nguyên, và khoảng thời gian trước năm 0 gọi là trước Công nguyên (Before Christ), sau năm 0 gọi là sau Công nguyên (Anno Domini) và chia lại các thời kỳ của lịch sử con người. Bộ lịch này chia năm thành 12 tháng với 365 ngày, cứ mỗi chu kỳ hết 3 năm thì thêm một ngày vào cuối tháng 2 tạo thành năm nhuận.

Các số liệu dựa trên thống kê

“Bệnh viện của Giáo hội Công giáo chiếm 1/4 cơ sở y tế toàn cầu”. Peter Nguyễn Minh Trung (VietCatholic News). Ngày 11 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2011.
“Catholic hospitals comprise one quarter of world's healthcare, council reports”. CNA. Ngày 10 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2011.
“Những công trình mà Giáo hội cống hiến cho nhân loại”. VietCatholic News. Ngày 17 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2011.
“What the Church has given the world”. Rev. Andrew Pinsent (Catholic Herald). Ngày 6 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2011.
“Khánh nhật Truyền giáo 2010: Thống kê Công giáo Thế giới”. Hội đồng Giám mục Việt Nam. Ngày 23 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2011.

Nhận xét

Bài đăng được đọc nhiều

SỐ 12. TỘI CỦA ADAM VÀ EVA LÀ THAM ĂN HAY DÂM DỤC?

SỐ 13. ADAM ĐÃ SỐNG 930 TUỔI?

SỐ 9. LÀM SAO ÔNG NÔ-Ê CÓ THỂ QUY TỤ ĐƯỢC HẾT CÁC LOÀI THÚ VẬT?

SỐ 8. LÀM SAO GIẢI THÍCH SỰ ĐA DỊ CHỦNG TỘC?

SỐ 10. CÓ THẬT ÔNG GIO-NA NẰM TRONG BỤNG CÁ 3 NGÀY?

SỐ 11. CÓ CẦN HIỂU SÁT NGHĨA TỪNG CHỮ BÀI TƯỜNG THUẬT VỀ TỘI NGUYÊN TỔ MÀ ADAM VÀ EVA ĐÃ PHẠM KHÔNG?

SỐ 7. VẬY, VÀO THỜI ĐẦU, ANH EM ĐÃ LẤY NHAU?

SỐ 3. THIÊN CHÚA DỰNG NÊN ÁNH SÁNG

SỐ 2. KINH THÁNH NGĂN CẤM VIỆC TẠC TƯỢNG?

SỐ 6. CA-IN ĐÃ CƯỚI AI?