Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2019

Robert Mayer: Khoa học và triết học là môn dẫn nhập cho Ki-tô giáo

Hình ảnh
Chúng ta thường nghĩ rằng khoa học và triết học là đỉnh cao, là cùng đích của con người, còn thần học (Ki-tô giáo) chỉ là lãnh vực cá nhân, không có gì đáng kể. Tuy nhiên, Robert Mayer (1814–1878), nhà khoa học tự  nhiên (Định luật bảo tồn năng lượng) đã quả quyết rằng: “Tôi đang dần kết thúc cuộc đời mình với sự quả quyết rằng: khoa học thật sự và triết học thật sự không là gì khác ngoài là môn dẫn nhập cho Kitô giáo”. Hãy để lại chia sẻ cùng  Đức Tin Công Giáo!

Justus von Liebig: Nhận ra Đấng Tạo Hóa qua thiên nhiên

Hình ảnh
Đối với những ai có trí khôn và sử dụng nó một cách công tư, thì chắc chắn sẽ nhận ra Đấng Tạo Hóa (Thiên Chúa) qua vũ trụ thiên nhiên. Như chính  Justus von Liebig (1803–1873), nhà hóa học lừng danh đã nói rằng: “Sự vĩ đại và trí khôn vô tận của Đấng Tạo Hóa sẽ chỉ được nhận thấy bởi những người cố công rút ra những ý tưởng của mình từ cuốn sách vĩ đại mà chúng ta gọi là thiên nhiên”. Hãy để lại chia sẻ cùng  Đức Tin Công Giáo!

Gauss: Hân hoan vui sướng vì nhìn thấy Thiên Chúa

Hình ảnh
Carl Friedrich Gauss (1777-1855), được cho là “Ông hoàng của các nhà toán học” vì đã đóng góp nhiều vào lãnh vực toán học và khoa học, đã xác tín: “Khi giờ cuối cùng đã điểm, chúng ta vui sướng hân hoan vì sẽ nhìn thấy Đấng mà chúng ta chỉ có thể thấy lờ mờ trong tất cả những khám phá của chúng ta”. Hãy để lại chia sẻ cùng  Đức Tin Công Giáo!

Cauchy: Tôi là Ki-tô hữu

Hình ảnh
Ngày nay khoa học phát triển và nhiều Ki-tô hữu cảm thấy ngại ngùng và xấu hổ không dám tuyên xưng đức tin của mình. Tuy nhiên,  Augustin Louis Cauchy (1789–1857), nhà toán học kiệt xuất và nhà sáng lập môn Toán phân tích phức tạp (complex analysis) đã tuyên xưng: “Tôi là Ki-tô hữu, có nghĩa là tôi tin vào thần tính của Đức Kitô, giống như tất cả các nhà thiên văn vĩ đại khác cũng như các nhà toán học lớn trong quá khứ”. Hãy để lại chia sẻ cùng  Đức Tin Công Giáo!

Linnaues: Tôi đã thấy Thiên Chúa

Hình ảnh
Carl Linnaeus (1707–1778), nhà sáng lập môn thực vật học hệ thống biểu lộ tâm tình: “Tôi đã thấy Thiên Chúa toàn năng, vô hạn và vĩnh cửu đi ngang qua rất gần, và tôi quỳ xuống bái lạy Ngài”. Hãy để lại chia sẻ cùng  Đức Tin Công Giáo!

Newton: Điều ta chưa biết là cả một đại dương bao la

Hình ảnh
Isaac Newton (1643–1727), nhà sáng lập vật lý lý thuyết cổ điển, đã khiêm tốn nhận rằng: “Điều ta biết được chỉ là một giọt nước, điều ta chưa biết là cả một đại dương bao la. Những xếp đặt và hài hòa của vũ trụ chỉ có thể xuất phát từ bản vẽ của một Đấng toàn năng và toàn tri” Hãy để lại chia sẻ cùng  Đức Tin Công Giáo!

Copernicus: Dâng trào những cảm hứng cao quý

Hình ảnh
Nicolaus Copernicus (1473–1543), nhà thiên văn học và là người đề xuất thuyết nhật tâm (heliocentrism) đã nói rằng: “Ai có thể sống cận kề với một trật tự hoàn bị nhất và trí năng siêu vượt của Thiên Chúa mà không cảm thấy dâng trào những cảm hứng cao quý? Nào ai không thán phục vị kiến trúc sư của tất cả các công trình này?” Hãy để lại chia sẻ cùng  Đức Tin Công Giáo!

Kepler: Hãy ca tụng Thiên Chúa bằng ngôn ngữ của mình

Hình ảnh
Johannes Kepler (1571–1630), một trong những nhà thiên văn vĩ đại nhất đã nói: “Thiên Chúa thật vĩ đại. Quyền năng Ngài vĩ đại và sự khôn ngoan thì vô hạn. Hãy ca tụng Ngài bằng ngôn ngữ của mình, hỡi trời và đất, mặt trời và mặt trăng, các tinh tú.  Lạy Thiên Chúa và là Đấng Tạo Dựng nên con! Với trí khôn giới hạn của con, con muốn loan báo sự kỳ diệu của các công trình Ngài cho mọi người hiểu được”. Hãy để lại chia sẻ cùng Đức Tin Công Giáo!

Thế gian làm gì thì làm, Giáo Hội cứ cầu nguyện và hát ca

Hình ảnh
Khi suy niệm về đời sống vô cùng thanh thản và đầy hiệu quả của Giáo Hội sơ khai, một Giáo Hội bị bắt bớ triền miên trong suốt hơn 300 năm đầu tiên, chúng ta nhận thấy rõ ràng: Giáo Hội sơ khai đứng vững được, là nhờ sự cầu nguyện. Thật đúng như lời của Ernest Hello, một văn sĩ Công Giáo, nhận xét: “ Thế  gian làm gì thì cứ làm, còn Giáo Hội thì cứ cầu nguyện và hát ca!” Hãy để lại chia sẻ cùng Đức Tin Công Giáo!

Nhà bác học danh tiếng chỉ mong được lên thiên đàng

Hình ảnh
Le Verrier, nhà bác học danh tiếng của nước Pháp, có nhiều phát minh lớn lao về lãnh vực thiên văn. Ngày kia, Đức Giám mục địa phận khen nhà bác học này:  “ Danh tiếng của ông lên tận các vì sao trên trời.” Nhà bác học này liền khiêm nhượng trả lời:  “ Xin Đức Cha cầu nguyện cho con. Con chỉ mong được lên thiên đàng mà thôi.” Hãy để lại chia sẻ cùng Đức Tin Công Giáo !

Pascal: Xin đừng để con mãi mãi xa Ngài

Hình ảnh
Blaise Pascal là một trong những học giả quan trọng nhất của thế kỷ XVII. Ông là nhà khoa học, toán học, nhà phát minh, nổi tiếng vì nhiều đột phá. Tôi còn nhớ hồi học lập trình máy tính căn bản, “Pascal” là ngôn ngữ đầu tiên tôi được tiếp xúc. Đó được là nền tảng để bước vào thế giới lập trình và chính tôi lên đại học đã theo học ngành lập trình máy tính. Tuy nhiên, tôi cũng như thầy giáo và hầu hết các bạn lúc bấy giờ, thậm chí thời này, đều không biết đến đời sống tâm linh của nhà bác học này như thế nào, mà chỉ biết được các thành tựu khoa học của ông. Thật thiếu xót khi thừa hưởng những thành tựu của ông mà không hề hay biết hoặc tìm hiểu về con người ông. Blaise Pascal không chỉ là một nhà khoa học vĩ đại, mà còn là người Công Giáo sốt sắng và đã viết một trong những tác phẩm biện giáo lớn nhất của thời đại mình. Tuy nhiên, không phải lúc nào ông cũng có đức tin mạnh, và có lúc còn không có đức tin. Sau khi dành gần như cả đời vào kiểu lòng đạo trên dan

Tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho tôi đức tin

Hình ảnh
Alessandro Volta (1745–1827), người khám phá ra các ý niệm cơ bản về điện, đã mạnh mẽ nói lên đức tin của mình rằng: “Tôi tuyên xưng đức tin Công giáo Rô-ma, Thánh Thiện và Tông Truyền. Tôi tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho tôi đức tin này, nhờ đó mà tôi có một ý hướng vững chắc để sống và chết”. Hãy chia sẻ cùng  Đức Tin Công Giáo !

Nhà khoa học lừng danh Volta tin Chúa

Hình ảnh
Ai dùng điện, bình điện, dùng “pin” hay bất kỳ thiết bị điện nào mà không biết đến chỉ số Volta (Vôn)? Tuy nhiên, không mấy người biết đến đức tin của nhà khoa học Volta này. Volta (1745–1827), nhà vật lý học người Ý (Italia) đã phát minh ra “pin”, khi nghe ông bạn cũng là khoa học gia hồ nghi về “sự hiện hữu của Thiên Chúa” (có Chúa hay không), thì nhà khoa học Volta đã mạnh mẽ tuyên xưng rằng: “Khoa học chỉ làm cho tôi thấy Chúa hiện diện ở khắp mọi nơi. Đấng là Nguyên Lý Đệ Nhất, Đấng ban luật không sai lầm, Đấng Tạo Hóa, Lý Do cuối cùng của tất cả: đó là Chúa.” Và: “ Tôi tạ ơn Chúa đã ban cho tôi đức tin này, nhờ đó mà tôi có một ý hướng vững chắc để sống và chết. ” Nhà khoa học Volta cũng là một giáo lý viên. Ông rất thích dạy giáo lý cho trẻ em. Ở nhà thờ Cô-mô, phía bắc nước Itaia, nơi ông sinh ra, có bia ghi: “Nơi đây, Alessandro Volta đã được Rửa Tội và đã từng đứng ở đây dạy giáo lý!” Hãy chia sẻ cùng Đức Tin Công Giáo !

Thiên Chúa vĩ đại biết bao

Hình ảnh
Chúng ta vẫn cho rằng khoa học mới là vĩ đại, còn đức tin, niềm tin vào Thiên Chúa chỉ là chuyện vặt vãnh. Tuy nhiên, nhà khoa học  Andre-Marie Ampere (An-rê Ma-ri-a Am-pe) (1775–1836), người khám phá ra các định luật cơ bản về điện, đã khẳng định rằng: “Thiên Chúa vĩ đại biết bao và khoa học của chúng ta chỉ là chuyện vặt vãnh!” Hãy để lại ý kiến của bạn trên Đức Tin Công Giáo !

Học các môn ngoài đời chưa đủ, nhưng phải học các môn Đạo, nhất là giáo lý

Hình ảnh
Chúng ta thường bỏ bê việc học đạo, để lo học văn hóa xã hội ngoài đời, vì cho rằng việc học đạo sẽ chẳng giúp gì nhưng lại còn cản trở việc học văn hóa. Tuy nhiên, chúng ta hãy nghe lời tự bạch của nhà bác học nổi tiếng Am-pe xem thế nào? Nhà khoa học Andrew Marie Ampère (An-rê Ma-ri-a Am-pe) người Pháp đã tự nói với mình rằng: “Hãy học những sự vật của thế giới này, vì đó là bổn phận của tình trạng ngươi, nhưng chỉ nhìn những sự vật này bằng một con mắt mà thôi! Chớ gì con mắt kia của ngươi không ngừng dán chặt vào ánh sáng vĩnh cửu. Ngươi hãy nghe các nhà thông thái, nhưng chỉ nghe một lỗ tai mà thôi, còn lỗ tai kia, hãy luôn luôn sẵn sàng nhận lấy những sự quan trọng dịu dàng của Bạn ngươi ở trên trời. Ngươi chỉ viết một tay thôi, còn tay kia hãy nắm chặt lấy tà áo của Thiên Chúa, giống như người con nắm chặt tà áo của cha mình. Không có sự cẩn mật chú ý đó, chắc chắn cái đầu của ngươi sẽ bị bể ra vì va vào đá.” Nhà bác học đã tự nhắc nhở mình như thế, c

Nhà khoa học nổi tiếng Ampère tin Chúa

Hình ảnh
Ngày nay, các thiết bị điện được sử dụng rộng rãi và đem lại rất nhiều hiệu năng. Điều đáng để ý, trên tất cả các thiết bị đó đều ghi chỉ số Am-pe (A) và nếu hỏi các học sinh cấp hai, ai cũng biết tên nhà khoa học này. Tuy nhiên, hầu hết không ai biết, kể cả các thầy cô giáo chuyên về vật lý, một điều quan trọng về ông, đó chính là đức tin của ông. Andrew Marie Ampère (An-rê Maria Am-pe), nhà vật lý điện học người Pháp cũng là một tín hữu Công Giáo, chiều nào cũng đến nhà thờ Đức Bà ở Pari để quỳ lần hạt trước Thánh Thể Chúa. Một sinh viên kia chống đối đức tin của người Công Giáo, thường huênh hoang tuyên bố những điều nghịch đạo, một ngày kia thấy nhà khoa học Ampère quỳ gối cầu nguyện và lần hạt trong nhà thờ Đức Bà Pari và thường xuyên thấy như thế. Từ đó, sinh viên này không còn rêu rao, khích bác và chống đạo nữa. Khi nằm trên giường bệnh lúc gần chết, nhà khoa học Ampère được một nữ tu đọc cho nghe một đoạn sách Gương Phúc. Ông đã thú thật với nữ tu này rằng:

Những người phụ nữ trong gia phả của Mát-thêu

Hình ảnh
Hỏi: Tại sao gia phả Đức Giê-su trong Tin Mừng Mát-thêu lại có 4 người phụ nữ? Họ là ai? Trả lời: Chúng ta nói đến 4 người phụ nữ trong gia phả của Đức Giê-su theo Tin Mừng Mát-thêu. Đó là các bà Ta-ma, Ra-kháp, Rút và Bát Se-va (mà theo thói quen người Do-thái không đưa người phụ nữ vào gia phả).  Tuy nhiên, tác giả cũng có nói đến Đức Ma-ri-a. Như thế, chúng ta có thể chia 5 người phụ nữ trong gia phả thành 2 nhóm: 4 người phụ nữ và Đức Ma-ri-a. Trước hết, chúng ta tìm hiểu xem nhóm 4 người phụ nữ này là ai? Bà Ta-ma Bà là con dâu của ông Giu-đa và là vợ của ông He. Ông He chết mà không con. Theo luật Do-thái, thì ông O-nan, em ông He, phải lấy người chị dâu (Đnl 25,5-10; Ds 36), nhưng ông không làm và phải chết (ngày nay người ta gọi lấy tên ông đặt cho tội ông phạm xuất tinh ngoài âm đạo: Onanism). Mà ông Giu-đa cũng không cho đứa con trai kế tiếp lấy Ta-ma, vì sợ con trai mình cũng chết như các anh. Nhưng vì muốn có con cho người chồng đã chết,

Gia phả Đức Giê-su theo thánh Mát-thêu (Mt 1,1-17)

Hình ảnh
Hỏi: Đâu là mục đích và ý nghĩa gia phả của Đức Giê-su theo thánh Mát-thêu? Trả lời: Trước hết, chúng ta hãy đọc lại đoạn Tin Mừng này: Mt 1,1-17 1,1  Đây là gia phả Đức Giê-su Ki-tô, con cháu vua Đa-vít, con cháu tổ phụ Áp-ra-ham : 2  Ông Áp-ra-ham sinh I-xa-ác ; I-xa-ác sinh Gia-cóp ; Gia-cóp sinh Giu-đa và các anh em ông này ;  3  Giu-đa ăn ở với Ta-ma sinh Pe-rét và De-rác ; Pe-rét sinh Khét-xơ-ron ; Khét-xơ-ron sinh A-ram ;  4  A-ram sinh Am-mi-na-đáp ; Am-mi-na-đáp sinh Nác-son ; Nác-son sinh Xan-môn ;  5  Xan-môn lấy Ra-kháp sinh Bô-át ; Bô-át lấy Rút sinh Ô-vết ; Ô-vết sinh Gie-sê ;  6  ông Gie-sê sinh Đa-vít. Vua Đa-vít lấy vợ ông U-ri-gia sinh Sa-lô-môn ;  7  Sa-lô-môn sinh Rơ-kháp-am ; Rơ-kháp-am sinh A-vi-gia ; A-vi-gia sinh A-xa ;  8  A-xa sinh Giơ-hô-sa-phát ; Giơ-hô-sa-phát sinh Giô-ram ; Giô-ram sinh Út-di-gia ;  9  Út-di-gia sinh Gio-tham ; Gio-tham sinh A-khát ; A-khát sinh Khít-ki-gia ;  10  Khít-ki-gia sinh Mơ-na-se ; Mơ-na-se sinh A-môn ;