Các câu chuyện trong Kinh Thánh chỉ là thần thoại của dân ngoại?


Hỏi:
Khi đọc Kinh Thánh, nhất là sách Sáng Thế, tôi thấy các câu chuyện trong đó có vẻ giống với các câu chuyện thần thoại Hy-lạp, Ba-bi-lon hay Su-mê A-ka-đi-en, A-da-pa. Vậy phải chăng Thánh Kinh đã trực tiếp mượn ở các loại văn chương đó?



Trả lời:

1) Trước hết, ta thấy có nhiều bài thơ Assyro-Chalde liên hệ tới việc sáng tạo. Trong các bài thơ ấy, ta tháy có một vài điểm giống nhau như trình thuật sáng tạo của Thánh Kinh:

-   Lúc đầu vũ trụ này chỉ là sự hỗn độn. Sự tương đồng này không những trong các ý tưởng mà cả đến từ ngữ như Tiamat của Assyrie.

-   Trong thiên anh hùng ca của Gilgames, Enkion được tạo nên từ đất sét bởi nữ thần Arourou như Đức Chúa Gia-vê dựng nên A-dong; Enkion được tạo ra giống hình ảnh Anou. Trong các bài thơ khác, con người được làm ra bởi máu thần linh, hay bởi đất sét nhào với máu thần linh.

Tuy nhiên, Enkion không phải là người thuần túy, mà là một nhân vật ngụ ngôn nửa người nửa thú như trong các thần thoại Hi-lạp. Dù sao đi nữa những câu chuyện sáng tạo này minh chứng rằng quyền sáng tạo con người là của các thần minh.

2) Ngoài ra, những dị biệt rõ rệt hơn tương đồng:

-   Các thần minh Ba-by-lon có một bộ mặt tầm thường: họ cãi cọ nhau; sợ sợt; say sưa.

-   Trong Kinh Thánh, Đấng Tạo Hóa có trước mọi loài và mọi loài nhờ Ngài mà được hiện hữu, còn trong các trình thuật Ba-by-lon, các thần minh trong đó có Hóa Công, lại có sau cảnh hoang vu và từ chốn hoang vu đó mà các thần minh sinh ra.

-   Có sự đối nghịch lớn lao giữ tư thái của thần Marduk và Đức Chúa Gia-vê. Thần này thô lỗ xẻ xác Tiamot bại trận để tổ chức vũ trụ, còn Đức Chúa Gia-vê uy nghi trầm tĩnh sáng tạo muôn loài do Lời Vạn Năng của Ngài.

-   Sự thiết lập ngày Sa-bát có một tầm quan trọng trong trình thuật thứ nhất của Sáng Thế Ký, hoàn toàn không có trong thần thoại Ba-by-lon.

-   Nếu có những điểm tương tự về sáng tạo giữa thần thoại Ba-by-lon và Thánh Kinh, thì cũng có những điểm khác biệt lớn là trong truyên Ba-by-lon mặt trăng được sáng tạo trước mặt trời.

-   Về việc sáng tạo con người đầu tiên, các tài liệu Assyro – Ba-by-lon đều im lặng. Người ta chỉ biết được rằng theo các bài thơ ấy, con người được tạo dựng không theo một cặp duy nhất nhưng được dựng nên từng nhóm như súc vật và tác giả cũng không nói đến bản tính con người cao hơn con vật.

-   Trong thần thoại Adapa, con người được dựng nên bởi các thần có tính bất tử nên không thể bất tự được, vì nó phải vâng phục thần minh cách nô lệ; trong thiên anh hùng ca của Gilgames, chàng hiệp sĩ dù không có lỗi gì cũng không đạt được tính bất tử. Trái lại, trong trình thuật của Mô-sê, con người chỉ vì bất tuân phục mà đã đánh mất một đặc ân dành cho họ.

-   Ý tưởng về sự sa ngã vì tội nguyên tổ không có trong văn chương Ba-by-lon: Tội của Adapa bẻ gãy cánh của thần gió không có tính cách luân lý và những điểm tương đồng tương tự với thần thoại Su-mê về Enki và Nichursag chỉ là vẻ bề ngoài, nếu không nói là giả tạo.

Tóm lại, dù những điểm tương tự giữa thần thoại Sumê Akkadien và Thánh Kinh có lý thú đến đâu đi nữa cũng không thể kết luận rằng Thánh Kinh đã trực tiếp mượn ở loại văn chương đó, mà chẳng qua chỉ chứng tỏ rằng cả hai đều cùng có một căn bản về quan niệm và hình ảnh nhưng được dùng rất khác nhau trong trình thuật của Mô-sê.


Nhận xét

Bài đăng được đọc nhiều

SỐ 12. TỘI CỦA ADAM VÀ EVA LÀ THAM ĂN HAY DÂM DỤC?

SỐ 13. ADAM ĐÃ SỐNG 930 TUỔI?

SỐ 9. LÀM SAO ÔNG NÔ-Ê CÓ THỂ QUY TỤ ĐƯỢC HẾT CÁC LOÀI THÚ VẬT?

SỐ 8. LÀM SAO GIẢI THÍCH SỰ ĐA DỊ CHỦNG TỘC?

SỐ 10. CÓ THẬT ÔNG GIO-NA NẰM TRONG BỤNG CÁ 3 NGÀY?

SỐ 11. CÓ CẦN HIỂU SÁT NGHĨA TỪNG CHỮ BÀI TƯỜNG THUẬT VỀ TỘI NGUYÊN TỔ MÀ ADAM VÀ EVA ĐÃ PHẠM KHÔNG?

SỐ 7. VẬY, VÀO THỜI ĐẦU, ANH EM ĐÃ LẤY NHAU?

SỐ 3. THIÊN CHÚA DỰNG NÊN ÁNH SÁNG

SỐ 2. KINH THÁNH NGĂN CẤM VIỆC TẠC TƯỢNG?

SỐ 6. CA-IN ĐÃ CƯỚI AI?