Bài đăng

Tại sao lại không gọi Ma-ri-a?

Hình ảnh
  Tại sao Tin mừng Gio-an lại gọi Đức Ma-ri-a là Thân Mẫu của Chúa Giê-su, chứ không gọi rõ là Ma-ri-a như trong các Tin mừng Nhất Lãm (Mát-thêu, Mác-cô và Luc-ca)? Quả thật nếu đọc toàn bộ cuốn Tin mừng thứ tư (Gio-an) thì chúng ta chỉ thấy tác giả gọi Mẹ Ma-ri-a là Thân mẫu (Ga 2,1.3.5.12; 19,25.26). Phải chăng là tác giả không biết tên thật của Mẹ? Hay tác giả không gọi tên vì sợ nhầm với các Ma-ri-a khác (chẳng hạn Ma-ri-a chị của La-da-rô, Ma-ri-a Mác-đa-la hay  Ma-ri-a vợ ông Cơ-lô-pát)? Chúng ta biết rằng Tin mừng Gio-an được viết muộn nhất trong bốn Tin mừng, mà ba tin mừng kia đều nói chính xác tên gọi Mẹ Ma-ri-a. Do đó, không thể không có chuyện tác giả Tin mừng thứ tư lại không biết. Còn vấn đề nhầm lẫn thì không phải lý do, bởi ba Tin mừng kia vừa đề cập đến Mẹ Ma-ri-a vừa nói đến các bà Ma-ri-a khác nhưng vẫn không làm độc giả hiểu lầm. Bởi thế, hai lý do này không phải là vấn đề mà tác giả Tin mừng thứ tư mắc phải. Chính vì thế, chắc chắn tác giả có dụ ý thần học...

Dùng ngôi sao mấy cánh để trang trí Giáng Sinh?

Hình ảnh
  Mỗi dịp Noel (Giáng Sinh) về, đây đó đều háo hức và tưng bừng chuẩn bị tâm hồn cũng như trang hoàng bên ngoài. Một trong những đồ trang trí không thể thiếu đó là ngôi sao. Tuy nhiên, mỗi nơi lại sử dụng một loại ngôi sao khác nhau, chẳng hạn Ngôi Sao 4 cánh, 5 cánh, 6 cánh, thậm chí 7, 8 cánh. Vậy đâu là cách dùng đúng? Để có thể xác định được thì ta phải căn cứ vào Thánh Kinh và Huấn Quyền của Giáo Hội. Tuy nhiên, ở lãnh vực này Giáo Hội không ra quy định gì. Do vậy, ta chỉ khảo sát trong Thánh Kinh. Trong Thánh Kinh, “ngôi sao Noel” là ngôi sao của Chúa Giê-su Hài Đồng và cũng là biểu tượng cho Chúa Giê-su (xem Ds 24,15-17: một vì sao xuất hiện từ Gia-cóp ; Mt 2,2: Đức Vua dân Do-thái mới sinh, hiện ở đâu ? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người ; Kh 22,16: Ta là Chồi Non và Dòng Dõi Đa-vít, là Sao Mai sáng ngời ). Thế nhưng, cả ba đoạn Kinh Thánh ở trên đều có ý nói đến ngôi sao thuộc dòng tộc Đa-vít. Do vậy, ngôi sa...

Tôi hãnh diện tuyên xưng rằng mình là một tín hữu

Hình ảnh
Guglielmo Marconi (1874–1937), nhà sáng chế vô tuyến điện thoại, giải Nobel 1909, đã nói lên niềm tự hào khi là một người Công Giáo và là một nhà khoa học: “Tôi hãnh diện tuyên xưng rằng mình là một tín hữu. Tôi tin vào quyền năng của sự cầu nguyện, và tôi tin không chỉ như là người Công giáo mà còn là một nhà khoa học.”

Tôi trở thành tín hữu qua kính hiển vi và quan sát thiên nhiên

Hình ảnh
Carl Ludwig Schleich (1859–1922), nhà phẫu thuật nổi tiếng, người tiên phong của phương pháp gây tê tại chỗ (local anesthesia) đã biểu lộ tâm nguyện của mình rằng: “ Tôi trở thành tín hữu qua kính hiển vi và quan sát thiên nhiên , và tôi muốn đóng góp theo khả năng mình vào sự hòa hợp giữa khoa học và tôn giáo.”

Một số đóng góp nổi bật của Giáo Hội Công Giáo

Hình ảnh
Những người theo Đạo (Công Giáo) thường được coi là những kẻ ngu: “Ngu nên mới đi Đạo”, hay “ngu gì mà theo Đạo”,… Những câu nói đó dường như đã ngấm vào tâm thức của người Việt. Do vậy, những người lương dân thì cho rằng những kẻ theo Đạo là ngu; còn những kẻ theo Đạo thì cũng nghĩ là mình “ngu”; bằng chứng là các thầy cô giáo trong trường toàn là những người không theo Đạo, trong khi đó không thấy một thầy cô nào theo Đạo. Rồi các nhà lãnh đạo quốc gia, các “sếp” hay các sinh viên giỏi toàn là những người ngoại Đạo, chứ có ai là có Đạo đâu?... Khi dẫn chứng ra thì vô vàn sự chênh lệch trong xã hội Việt này khiến cả lương lẫn giáo đều tin chắc như thế: theo Đạo là những người ngu! Tuy nhiên, trong bài viết này chúng tôi không nói đến nguyên nhân tại sao có sự chênh lệch, nhưng sẽ đề cập đến các đóng góp của Giáo Hội Công Giáo cho nhân loại, nhất là những đóng góp về khoa học – điều mà các thầy cô (đại diện cho những người giỏi) sử dụng để dạy cho các học sinh, sinh viên. ...

Nghỉ việc thể xác, làm việc đạo đức

Hình ảnh
Hỏi:Các ngày lễ trọng, Hội Thánh buộc nghỉ việc lao động thể xác nhưng sao tôi vẫn thấy các tín hữu vẫn làm? Phải chăng họ không phải giữ luật đó? Trả lời Các lễ trọng buộc kiêng việc lao động thể xác Một Năm Phụng Vụ của Hội Thánh có nhiều lễ trọng và trong đó có lễ trọng buộc kiêng việc thể xác đó là: 1.      Đại Lễ Chúa Giáng Sinh 2.      Đại Lễ Chúa Phục Sinh 3.      Lễ Chúa Lên Trời (Thăng Thiên) 4.      Chúa Thánh Thần Hiện Xuống 5.      Lễ Mẹ Lên Trời 6.      Lễ Các Thánh Nam Nữ. Các lễ trọng không thể được miễn kiêng việc thể xác Tại các nước có truyền thống lâu đời về Ki-tô giáo, các tín hữu buộc phải nghỉ việc thể xác tất cả thánh lễ trọng. Trong khi đó, vì Việt Nam còn là nước truyền giáo nên Hội Thánh rộng rãi cho chúng ta vẫn được làm việc thể xác trong ngày lễ trọng, lẽ dĩ nhiên vẫn phải chu toàn bổn phận tham dự thán...