Bài đăng

25 nhà khoa học nổi tiếng nói về Thượng Đế (Thiên Chúa)

Hình ảnh
Ngày nay, người ta vẫn cho rằng khoa học và đức tin không thể đội trời chung. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Harriet Chad Zuckerman của trường Đại học Columbia nước Mỹ, năm 1977 trong tài liệu thống kê nổi tiếng “Anh tài khoa học – những người đoạt giải Nobel nước Mỹ”, từ năm 1901 khi thiết lập giải Nobel đến nay, trong 286 nhà khoa học đã đạt giải khoa học của nước Mỹ, 73% là tín đồ Chúa Ki-tô, 19% là tín đồ Do Thái. Dưới đây là 25 nhà khoa học nổi tiếng nói về Thượng Đế/ Thiên Chúa/ Đấng Sáng Tạo. 1. Johannes Kepler (1571–1630) Ông là một trong những nhà thiên văn vĩ đại nhất: “Thiên Chúa thật vĩ đại. Quyền năng Ngài vĩ đại và sự khôn ngoan thì vô hạn. Hãy ca tụng Ngài bằng ngôn ngữ của mình, hỡi trời và đất, mặt trời và mặt trăng, các tinh tú. Lạy Thiên Chúa và là Đấng Tạo Dựng nên con! Với trí khôn giới hạn của con, con muốn loan báo sự kỳ diệu của các công trình Ngài cho mọi người hiểu được”. 2. Nicolaus Copernicus (1473–1543) Ông là nhà thiên văn học và là người

Nguồn tin chính xác về lễ hội Hallowen

Hình ảnh
Hỏi: Nguồn gốc của lễ Hallowen là gì? Các Ki-tô hữu được dự lễ hội đó không? Trả lời Nếu chúng ta tìm hiểu về lễ hội Hallowen, chăc chắn sẽ có nhiều trang viết về đề tài này. Tuy nhiên, Đức Tin Công Giáo xin gửi tới quý bạn đọc bài chia sẻ của Đức Giám Mục Phê-rô Nguyễn Văn Khảm với tựa đề “Lễ hội Thánh nhân và lễ hội ma quỷ” , được đăng trên tonggiaophansaigon.com vào ngày 30 tháng 10 năm 2018. Chắc chắn đây sẽ là nguồn tin xác đáng nhất và có giá trị trong Giáo Hội Việt Nam, để các bạn hiểu rõ và chính xác về lễ hội Hallowen này. Theo báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật (số 30-10-2011), từ khoảng mươi năm nay, lễ hội Halloween được du nhập vào Việt Nam. Đây là lễ hội ở các nước phương Tây, được tổ chức hằng năm vào ngày 31-10. Sau đó, nhà báo giới thiệu những hình thức lễ hội Halloween ở một số địa điểm tại Sàigòn. Nhắc đến ngày 31-10 là ngày hội Halloween, nhưng không nói gì đến ngày 1-11 vì không biết mối liên hệ giữa hai ngày này. Ở nguồn gốc, ngày này được gọi là All Hal

5 lợi ích về sức khỏe khi tham dự Thánh Lễ

Hình ảnh
Thiên Chúa không cần ta đến nhà thờ vì lợi ích cho bản thân Người, đó là vì lợi ích cho chúng ta. Ta biết rằng tham dự Thánh lễ thì tốt cho linh hồn, nhưng bạn có biết nó có thể có những lợi ích khác nữa? Có ít nhất là 5 lợi ích về sức khoẻ mà bạn có thể cảm nhận được nếu bạn thường xuyên đến nhà thờ dự Thánh lễ. 1. Ngủ ngon hơn Bạn bị mất ngủ? Thay vì dùng thuốc an thần, bạn hãy xem xét đặt việc đến nhà thờ dự lễ vào lịch trình hằng ngày của mình. Một nghiên cứu gần đây của Tổ chức Ngủ Quốc gia (National Sleep Foundation) của Mỹ cho thấy có sự liên quan giữa giấc ngủ ngon và việc đến nhà thờ. Tác giả nghiên cứu cho biết: “Những người trưởng thành thực hành tôn giáo nhiều hơn có khuynh hướng có giấc ngủ khoẻ hơn so với những người ít quan tâm tôn giáo.” Nghiên cứu cũng cho biết thêm rằng: thực hành tôn giáo có thể hạn chế các kích thích về thần kinh, hoá học và sinh lý do tâm lý nặng nề, sử dụng chất kích thích và áp lực cuộc sống. 2. Giảm nguy cơ trầm cảm và tự

Danh hiệu vị lãnh đạo của Hội Thánh Công Giáo

Hình ảnh
Hỏi: Ngoài danh hiệu Đức Giáo Hoàng và Đức Thánh Cha, vị lãnh đạo của Hội Thánh Công Giáo còn có danh hiệu nào không? Trả lời: Trong tiếng Việt, vị lãnh đạo của Hội Thánh Công Giáo được gọi bằng nhiều danh xưng: Đức Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha, Đức Giáo chủ (Đức Giáo tông). Có lẽ, chỉ có danh hiệu “Đức Thánh Cha” là dịch sát với các tiếng Âu châu hơn hết (Saint Père, Holy Father, Sancto Padre). Trong tiếng La-tinh, người ta còn gán cho Đức Thánh Cha những danh hiệu khác nhau như: Episcopus Ecclesiae Catholicae, Romanus Pontifex, Papa, Sedes Apostolica, Servus servorum Dei, Vicarius Petri, Vicarius Christi, Caput Ecclesiae, Sua Sanctitas. Những danh hiệu này có ý nghĩa gì? Episcopus Ecclesiae Catholicae Ở cuối công thức ban hành các văn kiện của Công Đồng Va-ti-ca-nô II, Đức Phao-lô VI ký tên với danh hiệu này. Nếu dịch ra tiếng Việt, thì nó có nghĩa là Ngài là “Giám mục của toàn thể Hội Thánh Công Giáo”, nhưng Ngài không sử dụng nghĩa đó, mà sử dụng nghĩa “Gi