Bài đăng

Phải chăng Chúa Giê-su chơi không đẹp với ông Gio-an Tiền Hô?

Hình ảnh
Hỏi: Tại sao ông Gioan hết lòng với Chúa (dọn đường, chịu tù vì Chúa), trong khi đó, Đức Giêsu không cứu khi ông ấy bị tù? Trả lời: Tin Mừng thuật lại cuộc đời ông Gio-an Tiền Hô với những hy sinh nhiệm nhặt, có khi còn khiêm hạ đến nỗi ông coi mình chỉ là tiếng hô trong hoang địa, không đáng cúi xuống cởi quay dép cho Đức Giê-su (xem Mt 3,1-4; Mc 1,3-8; Lc 3,4.16; Ga 1,23), thậm chí ông còn bị bỏ tù vì sứ mạng dọn đường cho Chúa. Vậy tại sao Chúa Giê-su lại không cứu ông khỏi ngục tù? Chúng ta cùng xem bảng so sánh sau: Cuộc đời Gioan Tẩy Giả Cuộc đời Đức Giêsu Sinh hạ rất đặc biệt Sinh hạ cách đặc biệt Vào sa mạc khi bắt đầu sứ vụ Vào sa mạc khi bắt đầu sứ vụ Kêu gọi sám hối Kêu gọi sám hối Bị bắt, ngồi tù Bị bắt, đánh đập, tra khảo Khủng hoảng đức tin (khi ngồi tù) Khủng hoảng đức tin (trên thập giá) Bị giết cách bất công

Ông Giu-đa nộp Đức Giê-su vì tiền?

Hình ảnh
Hỏi: Chúng ta vẫn được biết rằng ông Giu-đa đã nộp Đức Giê-su vì ham hố tiền bạc, bán Thầy mình với giá 30 đồng – giá của một tên nô lệ. Điều đó đúng không? Trả lời: Khẳng định trên là đúng. Tuy nhiên, chúng ta cần phân biệt rõ ràng rằng khẳng định đó được nói đến trong Tin Mừng nào. Như chúng ta đã biết Tân Ước có 4 cuốn sách Tin Mừng: Mát-thêu (Mt), Mác-cô (Mc), Lu-ca (Lc) và Gio-an (Ga). Trong 4 cuốn sách Tin   Mừng này thì chỉ có Tin Mừng Chúa Giê-su theo thánh Mát-thêu là khẳng định như thế: Mt 26,14-16 26,14   Bấy giờ, một người trong Nhóm Mười Hai tên là Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, đi gặp các thượng tế 15   mà nói : "Tôi nộp ông ấy cho quý vị, thì quý vị muốn cho tôi bao nhiêu." Họ quyết định cho hắn ba mươi đồng bạc. 16   Từ lúc đó, hắn cố tìm dịp thuận tiện để nộp Đức Giê-su. Còn Tin Mừng Chúa Giê-su theo thánh Mác-cô thì không nói lý do: Mc 14,10-11 14,10   Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, một người trong Nhóm Mười Hai, đi gặp các thượng tế để n

Công Giáo cầu nguyện cho những người đã qua đời, còn Tin Lành thì không?

Hình ảnh
Hỏi: Tôi nghe nói Giáo Hội Tin Lành không có cầu nguyện cho những người đã qua đời. Điều này có phải không? Trả lời: Quả thật, Giáo Hội Công Giáo tin có sự hiệp thông giữa các thánh – con người – và những người đã qua đời. Chúng ta vẫn thường gọi là Các Thánh Thông Công: Giáo Hội Vinh Thắng (các Thánh) – Giáo Hội lữ hành (con người sống ở trần gian) và Giáo Hội thanh luyện (các linh hồn trong luyện ngục). Từ niềm tin này, Giáo Hội Công Giáo có sự cầu nguyện cho các linh hồn, cũng như xin các thánh cầu thay nguyện giup cho chúng ta là những người còn đang ở trần gian. Tuy nhiên, Giáo Hội Tin Lành không tin như thế. Nguyên nhân chính yếu là do sự nhìn nhận của Tin Lành đối với cuốn sách Ma-ca-bê 1 và 2 (xem thêm Kinh Thánh Công Giáo và Tin Lành). Họ không nhìn nhận cuốn 2Mc, mà niềm tin cầu nguyện cho các linh hồn đã qua đời được xuất hiện đầu tiên trong sách Ma-ca-bê quyển thứ 2 (2Mc 12,38-46): 12,38   Ông Giu-đa thu quân và đến thành A-đu-lam. Đã đến ngày th

Kinh Thánh Công Giáo và Tin Lành

Hình ảnh
Hỏi: Đạo Tin Lành và Công Giáo cùng phát xuất từ niềm tin vào Đức Kitô, nhưng tôi nghe nói các Sách Thánh của Tin Lành khác với Công Giáo. Xin hỏi khác nhau như thế nào? Trả lời: Số lượng các Sách Thánh Đúng là Kinh Thánh của Công Giáo và Tin Lành có sự khác nhau: . Công Giáo có 46 cuốn Cựu Ước và 27 cuốn Tân Ước . Tin Lành có 39 cuốn Cựu Ước và 27 cuốn Tân Ước Như thế, Công Giáo có 73 cuốn, trong khi Tin Lành chỉ có 66 cuốn (ít hơn 7 cuốn). Nguyên nhân Như đã nói ở trên, Tin Lành ít hơn Công Giáo 7 cuốn, đó là Giu-đi-tha, Huấn Ca, Khôn Ngoan, Ba-rúc, Ma-ca-bê 1 và 2, Tô-bi-a. 7 cuốn này cũng không có trong Kinh Thánh Do-thái. 7 cuốn sách này được Công Giáo gọi là Đệ Nhị Quy Điển. Về sách Tân Ước, Tin Lành lấy trọn vẹn 27 cuốn từ Công Giáo. Còn về Cựu Ước, Tin Lành lấy 39 cuốn từ Do-thái. Như thế nguyên nhân chính đến từ sách Thánh Do-thái. Vậy tại sao người Do-thái chỉ nhận 39 cuốn, mà không nhận 7 cuốn kia? Đối với người Do-thái, họ

Kinh Thánh nói về các thiên thần

Hình ảnh
Hỏi: Kinh Thánh nói gì về việc Thiên Chúa sáng tạo các thiên thần? Trả lời: Kinh Thánh không nói gì về việc sáng tạo các thiên thần, nhưng nhiều lần nói đến các ngài. Có khi gọi các ngài bằng tên chung: các Thiên Thần; có khi khai rõ các thứ hạng của các ngài; có khi đặc biệt nói đến từng vị với những tên riêng.              Kinh Thánh nói về các Thiên Thần cách chung . Một Thiên Thần cầm tay ông Áp-ra-ham lại khi ông định giết I-sa-ác để tế lễ (St 22,11) . Các Thiên Thần hiện đến với ông Gia-cóp lúc ông ngủ (St 28,12) . Một Thiên Thần mạc khải cho thánh Giu-se biết Mầu Nhiệm Nhập Thể (Mt 1,20) . Một Thiên Thần báo tin Chúa Giáng Sinh cho các mục tử (Lc 11,9) . Các Thiên Thần ca hát trên hang đá Bê-lem (Lc 11,13) . Một Thiên Thần đưa lệnh cho thánh Giu-se bảo phải sang Ai-cập (Mt 1,13) . Các Thiên Thần tới gần Chúa Giê-su sau khi Ngài bị cám dỗ và hậu hạ Ngài (Mt 4,11) . Một Thiên Thần từ trời xuống an ủi Chúa Giê-su trong giờ hấp hối (Lc 2

Các câu chuyện trong Kinh Thánh chỉ là thần thoại của dân ngoại?

Hình ảnh
Hỏi: Khi đọc Kinh Thánh, nhất là sách Sáng Thế, tôi thấy các câu chuyện trong đó có vẻ giống với các câu chuyện thần thoại Hy-lạp, Ba-bi-lon hay Su-mê A-ka-đi-en, A-da-pa.  Vậy phải chăng Thánh Kinh đã trực tiếp mượn ở các loại văn chương đó? Trả lời: 1) Trước hết, ta thấy có nhiều bài thơ Assyro-Chalde liên hệ tới việc sáng tạo. Trong các bài thơ ấy, ta tháy có một vài điểm giống nhau như trình thuật sáng tạo của Thánh Kinh: -    Lúc đầu vũ trụ này chỉ là sự hỗn độn. Sự tương đồng này không những trong các ý tưởng mà cả đến từ ngữ như Tiamat của Assyrie. -    Trong thiên anh hùng ca của Gilgames, Enkion được tạo nên từ đất sét bởi nữ thần Arourou như Đức Chúa Gia-vê dựng nên A-dong; Enkion được tạo ra giống hình ảnh Anou. Trong các bài thơ khác, con người được làm ra bởi máu thần linh, hay bởi đất sét nhào với máu thần linh. Tuy nhiên, Enkion không phải là người thuần túy, mà là một nhân vật ngụ ngôn nửa người nửa thú như trong các thần thoại Hi-lạp. Dù sao

Các thần Kê-ru-bim là ai?

Hình ảnh
Hỏi: Đọc trong sách Sáng thế, tôi thấy Kinh Thánh có nói đến các Kê-ru-bim canh giữ vườn Địa Đàng. Vậy các thần Kê-ru-bim này là ai? Trả lời: Các Kê-ru-bim nói đến ở đây được nhắc trong sách Sáng thế (St 3,23-24).  "ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa đuổi con người ra khỏi vườn Ê-đen để cày cấy đất đai, từ đó con người đã được lấy ra. Người trục xuất con người, và ở phía đông vườn Ê-đen, Người đặt các thần hộ giá với lưỡi gươm sáng loé, để canh giữ đường đến cây trường sinh." Kinh Thánh không nói rõ bản tính, số lượng, hình dáng các vị, nhưng chắc chắn các vị phải là những sinh vật được xác định vì tên các vị ấy có mạo từ đi kèm, chức năng được chỉ rõ: họ ở đó để canh giữ vườn, lối vào cây Trường Sinh, lại có gươm lửa múa tít. Như vậy, phải hiểu là các thừa tác viên của quyền Thiên Chúa toàn năng rất hùng mạnh để làm cho con người kinh hoàng không dám trở lại gần cây trường sinh nữa. Ý kiến chung đây là những thiên thần mặc một hình thức khả giác mang gươm l

Ký hiệu các Sách Thánh

Hình ảnh
Hỏi: Tôi thấy nhiều các ký hiệu Hs 6,6; 1Tm 6,7; 1Pr 3,15-16; Mt 5,3-12.20;… Vậy phải đọc các ký hiệu đó như thế nào? Trả lời: Đây là các ký hiệu về các Sách Thánh, về một câu hay một đoạn nào đó khi trích dẫn. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ phân tích các ký hiệu trên cũng như đi một cách tổng quát về toàn bộ 73 cuốn trong bộ Kinh Thánh. . Hs 6,6 Hs: tên sách Hô-sê 6: đoạn (chương) 6 6: câu 6 . 1Tm 6,7 1Tm: Thư thứ nhất (1) của thánh Phao-lô gửi cho Ti-mô-thê (Tm) 6: đoạn (chương) 6 7: câu số 7 . 1Pr 3,15-16           1Pr: Thư thứ nhất (1) của thánh Phê-rô (Pr)           3: đoạn (chương) 3           15-16: câu 15 đến 16 . Mt 5,3-12.20           Mt: Tin mừng Chúa Giêsu theo thánh Mát-thêu (Mt)           5: đoạn (chương) 5           3-12.20: câu 3 đến 12 và câu 20 … Sau đây là ký hiệu tên các Sách Thánh: 27 Cuốn Kinh Thánh Tân Ước Tên Sách Ký Hiệu Mát-thêu Mt Mác-cô Mc Lu