Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn duc-tin

Nguồn tin chính xác về lễ hội Hallowen

Hình ảnh
Hỏi: Nguồn gốc của lễ Hallowen là gì? Các Ki-tô hữu được dự lễ hội đó không? Trả lời Nếu chúng ta tìm hiểu về lễ hội Hallowen, chăc chắn sẽ có nhiều trang viết về đề tài này. Tuy nhiên, Đức Tin Công Giáo xin gửi tới quý bạn đọc bài chia sẻ của Đức Giám Mục Phê-rô Nguyễn Văn Khảm với tựa đề “Lễ hội Thánh nhân và lễ hội ma quỷ” , được đăng trên tonggiaophansaigon.com vào ngày 30 tháng 10 năm 2018. Chắc chắn đây sẽ là nguồn tin xác đáng nhất và có giá trị trong Giáo Hội Việt Nam, để các bạn hiểu rõ và chính xác về lễ hội Hallowen này. Theo báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật (số 30-10-2011), từ khoảng mươi năm nay, lễ hội Halloween được du nhập vào Việt Nam. Đây là lễ hội ở các nước phương Tây, được tổ chức hằng năm vào ngày 31-10. Sau đó, nhà báo giới thiệu những hình thức lễ hội Halloween ở một số địa điểm tại Sàigòn. Nhắc đến ngày 31-10 là ngày hội Halloween, nhưng không nói gì đến ngày 1-11 vì không biết mối liên hệ giữa hai ngày này. Ở nguồn gốc, ngày này được gọi là All Hal

5 lợi ích về sức khỏe khi tham dự Thánh Lễ

Hình ảnh
Thiên Chúa không cần ta đến nhà thờ vì lợi ích cho bản thân Người, đó là vì lợi ích cho chúng ta. Ta biết rằng tham dự Thánh lễ thì tốt cho linh hồn, nhưng bạn có biết nó có thể có những lợi ích khác nữa? Có ít nhất là 5 lợi ích về sức khoẻ mà bạn có thể cảm nhận được nếu bạn thường xuyên đến nhà thờ dự Thánh lễ. 1. Ngủ ngon hơn Bạn bị mất ngủ? Thay vì dùng thuốc an thần, bạn hãy xem xét đặt việc đến nhà thờ dự lễ vào lịch trình hằng ngày của mình. Một nghiên cứu gần đây của Tổ chức Ngủ Quốc gia (National Sleep Foundation) của Mỹ cho thấy có sự liên quan giữa giấc ngủ ngon và việc đến nhà thờ. Tác giả nghiên cứu cho biết: “Những người trưởng thành thực hành tôn giáo nhiều hơn có khuynh hướng có giấc ngủ khoẻ hơn so với những người ít quan tâm tôn giáo.” Nghiên cứu cũng cho biết thêm rằng: thực hành tôn giáo có thể hạn chế các kích thích về thần kinh, hoá học và sinh lý do tâm lý nặng nề, sử dụng chất kích thích và áp lực cuộc sống. 2. Giảm nguy cơ trầm cảm và tự

Danh hiệu vị lãnh đạo của Hội Thánh Công Giáo

Hình ảnh
Hỏi: Ngoài danh hiệu Đức Giáo Hoàng và Đức Thánh Cha, vị lãnh đạo của Hội Thánh Công Giáo còn có danh hiệu nào không? Trả lời: Trong tiếng Việt, vị lãnh đạo của Hội Thánh Công Giáo được gọi bằng nhiều danh xưng: Đức Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha, Đức Giáo chủ (Đức Giáo tông). Có lẽ, chỉ có danh hiệu “Đức Thánh Cha” là dịch sát với các tiếng Âu châu hơn hết (Saint Père, Holy Father, Sancto Padre). Trong tiếng La-tinh, người ta còn gán cho Đức Thánh Cha những danh hiệu khác nhau như: Episcopus Ecclesiae Catholicae, Romanus Pontifex, Papa, Sedes Apostolica, Servus servorum Dei, Vicarius Petri, Vicarius Christi, Caput Ecclesiae, Sua Sanctitas. Những danh hiệu này có ý nghĩa gì? Episcopus Ecclesiae Catholicae Ở cuối công thức ban hành các văn kiện của Công Đồng Va-ti-ca-nô II, Đức Phao-lô VI ký tên với danh hiệu này. Nếu dịch ra tiếng Việt, thì nó có nghĩa là Ngài là “Giám mục của toàn thể Hội Thánh Công Giáo”, nhưng Ngài không sử dụng nghĩa đó, mà sử dụng nghĩa “Gi

Thánh Giu-se không “ăn ở” với Đức Ma-ri-a

Hình ảnh
Hỏi: Chúng ta phải hiểu như thế nào về câu “không ăn ở với bà cho đến khi bà sinh hạ một con trai”? Phải chăng sau khi sinh thì có ăn ở? Trả lời: Đó là một câu trong đoạn Kinh Thánh sau: Mt 1,18-25 1,18   Sau đây là gốc tích Đức Giê-su Ki-tô : bà Ma-ri-a, mẹ Người, đã thành hôn với ông Giu-se. Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần. 19   Ông Giu-se, chồng bà, là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo. 20   Ông đang toan tính như vậy, thì kìa sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng : "Này ông Giu-se, con cháu Đa-vít, đừng ngại đón bà Ma-ri-a vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. 21   Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giê-su, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ." 22   Tất cả sự việc này đã xảy ra, là để ứng nghiệm lời xưa kia Chúa phán qua miệng ngôn sứ : 23   Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ mộ

Đức Giê-su không có chức tư tế Lê-vi

Hình ảnh
Hỏi: Ông Gio-an Tẩy Giả xuất thân từ dòng dõi tư tế Lê-vi theo phẩm trật A-ha-ron, còn Đức Giê-su thì không. Như thế, Đức Giê-su làm sao được gọi là Thượng Tế? Trả lời: Quả thật, ông Gio-an Tẩy Giả xuất thân từ dòng dõi tư tế Lê-vi theo phẩm trật A-ha-ron, vì cha của ông là tư tế Da-ca-ri-a và chính ông Gio-an được ban cho ông bà Da-ca-ri-a và Ê-li-sa-bét khi ông Da-ca-ri-a đang dâng lễ tế trong Đền Thờ. Còn Đức Giê-su có cha (nuôi) là thánh Giu-se thợ mộc chứ không phải tư tế. Vậy tại sao Đức Giê-su vẫn được gọi là Thượng Tế Tối Cao, là mẫu gương cho các thượng tế (Giám mục, Linh mục)? Nguồn gốc thượng tế của Đức Giê-su Nguồn gốc Thượng Tế được thánh Phao-lô nói rất rõ trong thư gửi tín hữu Híp-ri (Do-thái):   “Bởi thế, Người đã phải nên giống anh em mình về mọi phương diện, để trở thành một vị Thượng Tế nhân từ và trung tín trong việc thờ phượng Thiên Chúa, hầu đền tội cho dân.” (Dt 2,17)   “Do đó, thưa anh em là những người trong dân thánh, những người

Nguồn gốc chữ Giê-su Ki-tô

Hình ảnh
Hỏi: Tên gọi Giê-su Ki-tô có nghĩa là gì và bắt nguồn từ đâu? Trả lời: Tên gọi Giê-su Trước hết, tên gọi Giê-su có nghĩa là Đấng Cứu Độ, Gia-vê Đức Chúa cứu độ. Tên gọi này đã có từ thời Cựu ước và chỉ những nhân vật sau đây: . Gio-suê: ông là người phụ tá và kế vị ông Mô-sê (Xh 17,9; 24,13; Gs 1,1;…) . Giô-suê: ông là người tổ chức đoàn người hồi hương (Et 2,2.6; 3,2; 5,2; …) Như thế, các tên gọi Gio-suê và Giô-suê với ý nghĩa “Đức Chúa Gia-vê cứu độ” trong những hoàn cảnh cụ thể, là những hình ảnh tiên báo về Đức Giê-su là Đấng Cứu Độ toàn nhân loại. Tên gọi Ki-tô Ki-tô là tên gọi có gốc tiếng Hy-lạp, bắt nguồn từ chữ Kristôs, có nghĩa là “thiên sai”. Tên gọi này bắt nguồn từ tiếng Hy-lạp vì lúc bấy giờ tiếng Hy-lạp rất phổ thông và tiếng giao tiếp của xã hội Do-thái cũng như các nước thuộc địa của Rô-ma (mà trước đó là thuộc địa của Hy-lạp). Tên gọi này dùng để dịch một tên gọi đã có trong Cựu ước với tiếng Híp-ri là Mâsah (Mê-si-a) – Đấng được

Tạc tượng Chúa và các thánh, tội thờ ngẫu tượng?

Hình ảnh
Hỏi: Người Tin Lành và Do-thái giáo nói Kinh Thánh không cho phép tạc tượng Thiên Chúa và họ đã không tạc tượng, trong khi đó người Công Giáo lại trưng ảnh và tạc tượng Thiên Chúa. Tại sao lại như thế, phải chăng người Công Giáo mắc sai lầm? Trả lời: Kinh Thánh nói không được tạc tượng? “Ngươi không được tạc tượng, vẽ hình bất cứ vật gì ở trên trời cao, cũng như dưới đất thấp, hoặc ở trong nước phía dưới mặt đất, để mà thờ.” (Xh 20,4). Quả thật, Kinh Thánh có ghi như thế trong Thập Điều Giao Ước. Tuy nhiên, chúng ta cần xem xét lại bối cảnh tại sao lại có lời phán đó. Điểm thứ nhất, thời Cựu ước, Thiên Chúa được coi như một Đấng “ẩn mình”, không ai thấy mặt Thiên Chúa, ai mà trông thấy thì đồng nghĩa với việc là chết. Con người chỉ thấy Ngài thông qua các dấu hiệu, chẳng hạn cột mây, cột lửa (xem Xh 13, 31-32; 14,19.24; 33, 9-10;…). Như thế, con người sẽ không biết được “khuôn mặt” của Thiên Chúa để mà tạc tượng. Do đó, con người sẽ mắc sai lầm nếu cố tình tạc