Bài đăng

SỐ 8. LÀM SAO GIẢI THÍCH SỰ ĐA DỊ CHỦNG TỘC?

Hình ảnh
  + VẤN :  Nếu nguồn gốc con người là đơn nhất, làm sao cắt nghĩa sự đa dị chủng tộc của nhân loại? Sao lại có người da đen, kẻ da trắng, da vàng? Ta có thể tìm thấy trong Thánh kinh một lời giải  thích cho sự kiện này không? Trích bài viết của A. Penna + ĐÁP : Sau đây là lời giải đáp của hai nhà chuyên môn :  - Một về Thánh kinh : Angelo Penna. - Một về các khoa nhân học : Piero Messeri. GIẢI ĐÁP CỦA NHÀ THÁNH KINH HỌC: “Một người da đen há có thể thay đổi được màu da của mình và con báo có thể đổi bộ lông rằn ri của nó sao?” Đó là câu duy nhất trong Cựu Ước ám chỉ đến các màu da khác nhau. Câu ấy xuất hiện trong một diễn từ của tiên tri Giêrêmia (13, 23), nhằm kết án các kẻ đồng hương với ngài về sự truỵ lạc hư đốn gần như bẩm sinh và vô phương chữa trị nơi họ. Ngài sánh nó với màu da đặc biệt hay bộ lông rằn ri bẩm sinh của hai tạo vật trong vũ trụ là người da đen và con báo. Tính cách độc đáo của bản văn không cho phép ta kết luận về sự hiện diện khá phổ biến của một tâm trạng dựa

SỐ 7. VẬY, VÀO THỜI ĐẦU, ANH EM ĐÃ LẤY NHAU?

Hình ảnh
  + VẤN: Thánh Kinh nói rằng Thiên Chúa đã dựng nên Ađam - Evà và đặt ông bà vào vườn địa đàng, sau đó, Người phán với hai ông bà nguyên tổ : “Hãy sinh sản, tăng gia và tràn lan trên khắp mặt đất.”. Vậy, làm sao con cái họ có thể tăng gia lên được nếu không có chuyện anh em lấy nhau? Và như thế, làm sao hoà hợp điều đó với sự kiện ngày nay không thể cưới hỏi trong vòng bà con thân thích? Trích bài viết của  O.D.Spinetoli + ĐÁP : Đây cũng là một câu hỏi có thể có hai lời giả đáp, một giản dị dễ dàng và một phức tạp hơn nhưng cũng thoả đáng hơn. Nếu mở một thủ bản thần học luân lý, ta sẽ đọc thấy rằng vào thuở khai thiên lập địa, do sự “miễn chuẩn”  minh nhiên hay mặc nhiên của Thiên Chúa, anh em được phép lấy nhau vì thời đó nhân loại sống trong những hoàn cảnh đặc biệt. Người ta cũng nại đến một sự miễn chuẩn như thế khi phải giải thích chế độ đa thê được Thiên Chúa cho phép, hay luật “herem”, tức việc tàn sát những kẻ bại trận … Dĩ nhiên ta không thể công kích quyền tối cao ấy của Thi

SỐ 6. CA-IN ĐÃ CƯỚI AI?

Hình ảnh
  + VẤN: Như Thánh Kinh đã chép, Ađam và Evà có hai người con trai, Cain và Aben. Sau khi giết em “Cain chốn khỏi mặt Chúa” và đi đến Nod rồi ông cưới vợ ở đó. Vậy, ông cưới ai thế? Vấn nạn của tôi là: Sao lại có thể như thế được vì lúc khai nguyên thế giới chỉ có một người đàn bà duy nhất: Evà? Điều đó khiến cho ta có thể nghĩ rằng còn có nhiều phụ nữ khác nữa, tức nhiều tạo vật khác nữa trước khi Ađam, Evà được dựng nên.  Trích bài viết của  O.D.Spinetoli + ĐÁP: Trước vấn nạn trên ta có thể đưa ra hai giải đáp, một đơn sơ và một phức tạp hơn nhưng cũng đầy đủ hơn. Nếu đọc lại sách Sáng thế chương 5, câu 4, ta sẽ thấy rằng “sau khi sinh ra Sết, Adam còn sống 800 năm nữa và sinh nhiều con trai con gái khác”. Vậy, việc tìm cho Cain một người vợ trong đám con gái của Ađam không phải là một chuyện khó khăn. Tài liệu cho rằng Ađam, Evà chỉ có hai người con trai là không đầy đủ. Tác giả chỉ nói đến hai, hay đúng ra, ba người (Cain, Aben, Sết) vì đó là những người đóng vai chính trong những

SỐ 5. CÓ PHẢI THẬT SỰ ADAM ĐÃ ĂN MỘT TRÁI TÁO?

Hình ảnh
 Sách Thánh có nói đến một cây và hoa quả của nó, nhưng đây chỉ là một thứ cây và trái "biết lành và dữ". Loại cây trái này, cũng như một cây khác mà tác giả Sách Thánh gọi là "cây sự sống" không hề có tên trong bảng liệt kê của các tài liệu về thực vật học. Thế thì, do đâu có sự hiện diện của trái táo? Có thể đó là do nơi các văn hào Latin, vốn được hướng dẫn bởi ý nghĩa kép của từ ngữ "malum" vừa chỉ "sự xấu" (theo nghĩa vật lý hay luân lý) vừa có nghĩa là trái táo; và như thế họ đã liên kết ý tưởng về sự biết lành và dữ lại với một trái cây thực sự. (Trích bài viết của A.Penna) + VẤN: Tất cả mọi cuốn Sách Thánh đều nói về tội nguyên tổ rằng: Đó là tội không vâng lời của Adam và Evà vì đã ăn một trái táo mà Thiên Chúa cấm … Có một số người cho rằng hai ông bà nguyên tổ đã phạm tội về điều răn thứ 6, và vì thế đã mất ơn nghĩa cùng Chúa. Một số khác lại quả quyết rằng đó chính là tội ăn trái cấm. Nhóm thứ nhất bảo rằng: Sở dĩ Thánh Kinh thuật lại

SỐ 4. ADAM VÀ EVA TRONG SÁCH GIÁO LÝ VÀ NƠI TRƯỜNG HỌC

Hình ảnh
       Khoa khảo cổ và các khoa học tự nhiên mách cho ta biết bao sự diệu kỳ của con người. Nhưng, chỉ đức tin mới giúp ta khám phá điểm kỳ diệu độc đáo nhất: Thiên Chúa đã dựng nên con người để có một tạo vật biết đem tình yêu đáp lại tình yêu của Người. Mỗi người đều nhập cuộc vào trong một lịch sử lâu dài. Có hàng ngàn mối dây liên kết nó lại với vạn vật và gia đình nhân loại. Tuy vậy, mỗi cá nhân đều đối diện cách riêng biệt với Thiên Chúa. Người gọi đích danh từng người một, như đối với Adam và Eva vậy. Con người thực sự và hoàn toàn là công trình của Thiên Chúa. (Trích bài viết của B.Haering) + VẤN: Con gái tôi, mới lên 9 tuổi, một hôm đã hỏi một câu như sau: “Sao trong sách giáo lý người ta dạy con về việc Thiên Chúa dựng nên ông Adam, và Evà … , trong khi đó, những quyển sách nơi học đường lại kể lại một lịch sử về con người hoàn toàn khác, không hề nói đến các vị nguyên tổ đầu tiên ấy?” Tôi phải trả lời sao đây? + Đáp: Tôi không nghĩ rằng một thần học gia nổi tiếng có thể giải

SỐ 3. THIÊN CHÚA DỰNG NÊN ÁNH SÁNG

Hình ảnh
Ngày nay chúng ta hiểu rằng thế giới không được dựng nên chỉ trong sáu ngày, cũng chẳng phải là trong sáu thời kỳ. Tác giả đã chọn lối trình bày theo thời gian ấy vì muốn lồng vào đó sự phân biệt giữa các ngày làm việc và ngày nghỉ ngơi, tức là ngày Sa-bát.... Đối với tác giả Sách Thánh, và đối với đức tin, điều cốt yếu là thế giới đã được Thiên Chúa dựng nên và Người khác biệt rõ rệt với các tạo vật cũng như một tác phẩm khác với người tạo ra nó... Về vấn đề ánh sáng, tác giả Sách Thánh cũng không hề nói gì về bản tính của nó, nhưng chỉ dạy cho ta rằng đó cũng là một quà tặng của Thiên Chúa.... (Trích bài viết của A.Penna) + VẤN: Thành ngữ Thánh Kinh: “Trước tiên Thiên Chúa đã dựng nên ánh sáng” trong trình thuật về cuộc sáng tạo có nghĩa gì? Thiên Chúa đã dựng nên ánh sáng nào? Phải chăng trong vũ trụ đã không có những nguồn sáng khác, ngoài những ngôi sao, vốn được dựng nên sau đó, theo như Thánh Kinh ghi chú? + ĐÁP: Trước tiên ta phải nhớ một nguyên tắc mà các nhà chú giải ngay từ

SỐ 2. KINH THÁNH NGĂN CẤM VIỆC TẠC TƯỢNG?

Hình ảnh
Về việc cấm tạc tượng, chạm hình cũng thế, vì sống giữa một môi trường ngoại giáo, lại thêm sự cứng cỏi tâm hồn của dân Do Thái, nên Dân ấy luôn sống trong tình trạng nguy hiểm, có thể sa ngã bất cứ lúc nào để chiều theo chước cám dỗ thờ lạy ngẫu tượng. Cho nên Chúa đã cấm họ tạc tượng Người. Thế những trong Chúa Ki-tô, Thiên Chúa đã mạc khải cho ta hình ảnh hoàn hảo của vinh quang vô hình Người, vì thế ta có thể và phải tôn thờ Người như Thiên Chúa thật... (Trích bài viết của B.Haering) + VẤN: Thánh kinh đã nói rõ ràng: “Chớ chạm trổ bất cứ hình tượng nào tượng trưng các sự vật trên trời hay dưới đất hoặc trong nước. Chớ thờ phượng, kính bái các vật đó … ” Như thế: 1) Chúa Giêsu Kitô có phế bỏ luật cấm tạc tượng hoặc chạm trổ hình ảnh ấy không? 2) Có đoạn nào trong Tân ước nói minh bạch về sự phế bỏ ấy không? + ĐÁP: Phải chăng Thập giới luôn luôn có giá trị? Có phải Giáo hội đã loại bỏ một trong số những giới mệnh của Thập giới khi trình bày nó cho chúng ta dưới hình thức mà nay ta qu

SỐ 1. Ý NGHĨA THẬT CỦA SÁCH SÁNG THẾ

Hình ảnh
               Thưa bạn đọc, để đáp ứng nhu cầu học hỏi Thánh Kinh và các Tín điều,  Đức tin Công Giáo  sẽ liên tục đăng các bài là những câu trả lời của các nhà thần học nổi tiếng về những vấn nạn liên quan đến Thánh Kinh cũng như các lãnh vực khác trong Giáo Hội Công Giáo. Mặc dù đây là những câu trả lời của các thần học gia nổi tiếng nhưng cũng có thể chưa làm thỏa mãn được hết mọi người. Do đó, Đức tin Công Giáo thiết nghĩ đây chỉ là những gợi ý để giúp các bạn tiến xa hơn nữa trong việc đọc hiểu và suy tư Thánh Kinh. (Trích bài viết của B.Haering) + VẤN: Có những sai lầm trong sách Sáng thế, ít nữa là vô tình. Thí dụ, người ta đọc thấy chép rằng: Tạo hóa đã dựng nên Ađam, sau đó là Evà bằng một xương sườn của Ađam; và rồi hai ông bà sinh con: Ca-in, Aben, Giaphết. Như ta biết, Cain giết Aben … Kế đó, cuộc sống của họ lại tiếp tục với bốn người. Rồi một ngày nọ, Cain có ý tưởng muốn lấy vợ, và thế là chàng ta đi sang một “xứ láng giềng”, ở đấy chàng cưới vợ cùng lập nên một thành p

Halleluia hay Alleluia

Hình ảnh
Đọc là Halleluia đúng hay Alleluia đúng ? và nó có nghĩa là gì? Từ gốc của hai từ trên là Halleluia, bắt nguồn từ tiếng Híp-ri (Halleluia),  có nghĩa là Ngợi Khen (Halla) Đức Chúa (Ja:JAVE).   Nhưng khi chuyển sang tiếng Latin thì âm (H) là âm câm, không đọc. Do đó, người ta đọc là Alleluia. Do vậy, đọc Halleluia là phát âm theo Híp-ri; còn đọc Alleluia là phát âm theo Latin. Đức tin Công Giáo

Tại sao lại không gọi Ma-ri-a?

Hình ảnh
  Tại sao Tin mừng Gio-an lại gọi Đức Ma-ri-a là Thân Mẫu của Chúa Giê-su, chứ không gọi rõ là Ma-ri-a như trong các Tin mừng Nhất Lãm (Mát-thêu, Mác-cô và Luc-ca)? Quả thật nếu đọc toàn bộ cuốn Tin mừng thứ tư (Gio-an) thì chúng ta chỉ thấy tác giả gọi Mẹ Ma-ri-a là Thân mẫu (Ga 2,1.3.5.12; 19,25.26). Phải chăng là tác giả không biết tên thật của Mẹ? Hay tác giả không gọi tên vì sợ nhầm với các Ma-ri-a khác (chẳng hạn Ma-ri-a chị của La-da-rô, Ma-ri-a Mác-đa-la hay  Ma-ri-a vợ ông Cơ-lô-pát)? Chúng ta biết rằng Tin mừng Gio-an được viết muộn nhất trong bốn Tin mừng, mà ba tin mừng kia đều nói chính xác tên gọi Mẹ Ma-ri-a. Do đó, không thể không có chuyện tác giả Tin mừng thứ tư lại không biết. Còn vấn đề nhầm lẫn thì không phải lý do, bởi ba Tin mừng kia vừa đề cập đến Mẹ Ma-ri-a vừa nói đến các bà Ma-ri-a khác nhưng vẫn không làm độc giả hiểu lầm. Bởi thế, hai lý do này không phải là vấn đề mà tác giả Tin mừng thứ tư mắc phải. Chính vì thế, chắc chắn tác giả có dụ ý thần học gì đó kh

Dùng ngôi sao mấy cánh để trang trí Giáng Sinh?

Hình ảnh
  Mỗi dịp Noel (Giáng Sinh) về, đây đó đều háo hức và tưng bừng chuẩn bị tâm hồn cũng như trang hoàng bên ngoài. Một trong những đồ trang trí không thể thiếu đó là ngôi sao. Tuy nhiên, mỗi nơi lại sử dụng một loại ngôi sao khác nhau, chẳng hạn Ngôi Sao 4 cánh, 5 cánh, 6 cánh, thậm chí 7, 8 cánh. Vậy đâu là cách dùng đúng? Để có thể xác định được thì ta phải căn cứ vào Thánh Kinh và Huấn Quyền của Giáo Hội. Tuy nhiên, ở lãnh vực này Giáo Hội không ra quy định gì. Do vậy, ta chỉ khảo sát trong Thánh Kinh. Trong Thánh Kinh, “ngôi sao Noel” là ngôi sao của Chúa Giê-su Hài Đồng và cũng là biểu tượng cho Chúa Giê-su (xem Ds 24,15-17: một vì sao xuất hiện từ Gia-cóp ; Mt 2,2: Đức Vua dân Do-thái mới sinh, hiện ở đâu ? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người ; Kh 22,16: Ta là Chồi Non và Dòng Dõi Đa-vít, là Sao Mai sáng ngời ). Thế nhưng, cả ba đoạn Kinh Thánh ở trên đều có ý nói đến ngôi sao thuộc dòng tộc Đa-vít. Do vậy, ngôi sao No

Tôi hãnh diện tuyên xưng rằng mình là một tín hữu

Hình ảnh
Guglielmo Marconi (1874–1937), nhà sáng chế vô tuyến điện thoại, giải Nobel 1909, đã nói lên niềm tự hào khi là một người Công Giáo và là một nhà khoa học: “Tôi hãnh diện tuyên xưng rằng mình là một tín hữu. Tôi tin vào quyền năng của sự cầu nguyện, và tôi tin không chỉ như là người Công giáo mà còn là một nhà khoa học.”

Tôi trở thành tín hữu qua kính hiển vi và quan sát thiên nhiên

Hình ảnh
Carl Ludwig Schleich (1859–1922), nhà phẫu thuật nổi tiếng, người tiên phong của phương pháp gây tê tại chỗ (local anesthesia) đã biểu lộ tâm nguyện của mình rằng: “ Tôi trở thành tín hữu qua kính hiển vi và quan sát thiên nhiên , và tôi muốn đóng góp theo khả năng mình vào sự hòa hợp giữa khoa học và tôn giáo.”

Một số đóng góp nổi bật của Giáo Hội Công Giáo

Hình ảnh
Những người theo Đạo (Công Giáo) thường được coi là những kẻ ngu: “Ngu nên mới đi Đạo”, hay “ngu gì mà theo Đạo”,… Những câu nói đó dường như đã ngấm vào tâm thức của người Việt. Do vậy, những người lương dân thì cho rằng những kẻ theo Đạo là ngu; còn những kẻ theo Đạo thì cũng nghĩ là mình “ngu”; bằng chứng là các thầy cô giáo trong trường toàn là những người không theo Đạo, trong khi đó không thấy một thầy cô nào theo Đạo. Rồi các nhà lãnh đạo quốc gia, các “sếp” hay các sinh viên giỏi toàn là những người ngoại Đạo, chứ có ai là có Đạo đâu?... Khi dẫn chứng ra thì vô vàn sự chênh lệch trong xã hội Việt này khiến cả lương lẫn giáo đều tin chắc như thế: theo Đạo là những người ngu! Tuy nhiên, trong bài viết này chúng tôi không nói đến nguyên nhân tại sao có sự chênh lệch, nhưng sẽ đề cập đến các đóng góp của Giáo Hội Công Giáo cho nhân loại, nhất là những đóng góp về khoa học – điều mà các thầy cô (đại diện cho những người giỏi) sử dụng để dạy cho các học sinh, sinh viên.